Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Cách học tiếng Nhật

Cách ngủ ít mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo

Cách ngủ ít mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo. Chào các bạn, đối với nhiều bạn đang học tiếng Nhật, nhất là những người vừa học vừa làm, thiếu thời gian luôn là một vấn đề muôn thủa. Để có thêm thời gian thì việc ngủ ít hơn cũng là 1 giải pháp hay, vấn đề là làm sao để vừa có thể ngủ ít mà lại vừa có đủ sức khoẻ để học tập và làm việc? Để giải quyết vấn đề đó, hôm nay Tự học online xin giới thiệu với các bạn 1 phương pháp luyện cách ngủ ít mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo của những nhà sư 😀 . Những người thường chỉ ngủ 5 tới 6 tiếng một ngày, và có nơi chỉ ăn 1 ngày 1 bữa mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo cả ngày (những tu sĩ theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ). Chúng ta hãy cùng tham khảo xem họ luyện ngủ như thế nào nhé 🙂

Cách ngủ ít mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo

Theo quan điểm của Phật Giáo, ngủ nhiều chính là 1 loại Si (3 thứ độc là nguồn gốc của mọi đau khổ : Tham – Sân – Si, Si là si mê, không hiểu biết chánh pháp), do vậy cần phải diệt trừ, cần phải ngủ vừa đủ, loại bỏ tham ngủ. Xét về cuộc sống thì chúng ta cũng có thể thấy rằng : những người ngủ nhiều (9, 10 tiếng 1 ngày), thường chậm chạm, khó ghi nhớ, và dễ mập ú nữa 😛 (trừ những người đặc biệt nhé :P). Tất nhiên ngủ nhiều thì sẽ ít thời gian học tập và làm việc 😀

Các tu sinh khi mới tu luyện sẽ bắt đầu đi ngủ từ 10 giờ, và dậy lúc 2 giờ sáng. 10 giờ chính là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi tốt nhất, nếu được bạn hãy đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Sáng sớm là lúc cơ thể đã được nghỉ ngơi, không gian lại yên tĩnh, bạn sẽ học tốt hơn 🙂 . Tư thế khi ngủ là ngủ theo tư thế nằm của Phật, tức là nằm nghiêng sang bên phải (còn gọi là dáng nằm con sư tử). Với cách nằm này tim sẽ không bị chèn ép, bạn sẽ tỉnh dậy rất dễ dàng, ít mộng mị. Tuy nhiên thời gian đầu ngủ cả đêm với tư thế này khá khó, bạn cần luyện dần để ngủ được lâu hơn (tăng dần từ 20 phút hoặc 30 phút). Tư thế nằm của Phật

Tỉnh dậy lúc 2h lúc chưa quen, các Tu sĩ sẽ rất buồn ngủ, do vậy họ phải đi kinh hành, tức là đi bộ nhẹ nhàng thư thái, khi đi biết mình đang đi, không nghĩ ngợi lung tung. Thời gian đầu thường rất khó, tâm bạn sẽ suy nghĩ lung tung, tìm cách lôi kéo bạn trở lại giấc ngủ. Bạn cần hết sức quyết tâm, cứ đi như vậy, dù khi đi có bị ngủ cũng vẫn đi 😀 1, 2 hôm sẽ bớt 😀

5h – 6h các tu sinh sẽ được ngủ thêm để cho bớt căng thẳng, và giải toả cho việc phải thức dậy sớm. Nếu bạn thức trước 6h, hãy dậy luôn nhé, vì ngủ thêm cho đủ tới 6h bạn sẽ bị mệt (giấc ngủ dở dang).

12h30 – 13h30 ngủ trưa. Sau khi thọ thực (ăn cơm) xong, tu sinh sẽ được ngủ 1 giấc 30 phút nữa, từ hơn 12h tới hơn 13h.

Ngoài thời gian ngủ, những tu sinh chuyên tu sẽ ngồi (nghỉ ngơi, không ngồi thiền vì thiền sẽ ngủ ngay :P). Việc của tu sinh là thanh lọc tâm, tức là quán xét mọi suy nghĩ khởi lên của mình, nếu là suy nghĩ ác thì phải quán xét tới nơi để loại bỏ. Khi căng thẳng thì lập tức nghỉ xả. Nếu buồn ngủ thì lại đứng dậy đi kinh hành.

Luyện tập lặp đi lặp lại như vậy khoảng 1 tuần Tu sinh sẽ quen với nhịp sinh hoạt mới, và sẽ cảm thấy khoẻ mạnh tỉnh táo.

Trên đây là cách ngủ ít mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo, trung bình bạn sẽ ngủ 5-6 tiếng 1 ngày. Bạn không nên quá lo lắng về sức khoẻ, vì các nhà sư từ xưa vẫn vậy, khoẻ mạnh, an lạc cả ngày (tất nhiên là trừ các thành phần tu hú ra nhé :P). Bí quyết để thực hiện Cách ngủ ít mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo là bạn cần quyết tâm, đặt đồng hồ thật xa, suy nghĩ tích cực, lương thiện. Khi căng thẳng phải xả nghỉ 1 chút rồi mới học hoặc làm việc tiếp. Nghĩ ác, stress… chính là nguyên nhân làm ta mệt mỏi về mặt tinh thần và phải ngủ nhiều hơn để hồi phục.

Tự học online hi vọng các bạn có thể tham khảo được Cách ngủ ít mà vẫn khoẻ mạnh tỉnh táo này để luyện cho mình không ngủ quá nhiều, có thêm thời gian để thực hiện ước mơ của mình 😉

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *