Những điều thú vị về đồng Yên Nhật

Những điều thú vị về đồng Yên Nhật

Đồng Yên. Ký hiệu ¥, tên gọi Yen, là đồng tiền chính thức của Nhật bản. Đó là thông tin mà rất nhiều người biết. Tuy nhiên còn có nhiều thông tin thú vị khác mà rất nhiều người không biết. Trong bài viết này Tự học online xin giới thiệu với các bạn Những điều thú vị về đồng Yên Nhật

Nguồn gốc đồng Yên Nhật :

– Yên có chữ Hán là , âm Hán – Việt là Viên, có nghĩa là tròn, được chính phủ Meiji phát hành vào năm 1871 nhằm ổn định tiền tệ lúc bấy giờ. Đồng yên được phát hành để thay thế hệ thống tiền tệ thời Tokugawa.

– Sau năm 1873, tỷ giá đồng Yên giảm mạnh so với đồng đô la. Nguyên nhân là do giá bạc giảm, các nước chuyển sang chế độ bản vị vàng, trong khi Nhật thì không. Năm 1897, thì tỷ giá Yên Nhật so với đô la Mỹ là 1 yên đổi 0.5 $, Nhật mới chấp nhận chế độ bản vị vàng và dần hình thành tỷ giá yên Nhật ngày nay

Mệnh giá đồng Yên hiện tại :

Đồng Yên hiện tại có 2 loại tiền, tiền xu, với các mệnh giá : 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên.

tien xu nhat ban

Đồng 1 Yên

Đường kính : 20mm. Nguyên liệu 100% nhôm

Có độ nặng bằng đúng 1 gram ;). Nếu tạm tính tỷ giá Yên Nhật với Việt Nam đồng là 1 Yên/200 đồng thì đồng này hầu như không có giá trị gì. Ở Việt Nam tờ 200 hầu như không được dùng. Nhưng ở Nhật tờ 100 Yên vẫn được dùng phổ biến. Giá của các mặt hàng vẫn được tính tới từng Yên 😀

Giá thành tạo ra đồng 1 Yên khoảng là 2 Yên (0.7 yên cho nhôm và 1.2 Yên cho các chi phí khác). Như vậy đồng Yên có giá trị còn thấp hơn giá thành làm ra nó 😉

Đồng 5 Yên

Đường kính : 22mm (lỗ = 4mm) . Trọng lượng : 3.75g. Nguyên liệu 60-70% Đồng ; 40-30% Kẽm

Đọc là gô ên, đồng âm với chữ ご縁 (go en), có nghĩa là chữ Duyên. Với nghĩa đó, người Nhật hay tặng nhau đồng 5 yên để thể hiện sự chân trọng mối quan hệ giữa 2 người 😉 . Hoặc cũng có người giữ nó trong ví để được may mắn 😉

Lỗ trên đồng Yên được dùng để phân biệt nó với các đồng khác. Ngoài ra đây là 1 biện pháp tiết kiệm nguyên liệu sản xuất vào thời chiến tranh.

Đồng 10 Yên

Đường kính : 23.5mm.  Trọng lượng : 4.5g. Nguyên liệu : 95% Đồng ; 3 to 4% Kẽm; 1 to 2% thiếc.

Với nguyên liệu phần lớn là đồng, có thể nói đây là đồng xu xấu nhất 😛 Những năm 50, 10 Yên là đồng xu có mệnh giá cao nhất, nó được đánh viền ở cạnh. Sau đó các đồng > 50 yên ra đời thì chúng được đánh viền thay cho đồng 10 Yên.

Đồng 50 Yên

Đường kính : 21mm (lỗ = 4mm) . Trọng lượng : 4g. Nguyên liệu : 75% đồng; 25% Nickel

Tuy nguyên liệu đồng chiếm tỷ lệ cao. Nhưng đồng 50 Yên lại có màu trắng, nhờ thành phần Nickel. Đồng 50 Yên có lỗ là để phân biệt với đồng 100 Yên, do có quá nhiều phàn nàn về sự giống nhau của chúng.

Đồng 100 Yên :

Đường kính : 22.6mm. Trọng lượng : 4.8g. Nguyên liệu : 75% đồng ; 25% Nickel. Thiết kế đồng 100 Yên có vài lần thay đổi. Từ biểu tượng Phượng hoàng, sang bông lúa rồi tới bông cherry. Nhưng kích cỡ và trọng lượng thì vẫn giữ nguyên.

Đồng 100 Yên được phát hành lần đầu tiên vào năm 1964 để chúc mừng thế vận hội Olympics Tokyo.

Đồng 500 Yên :

Đường kính : 26.5mm. Trọng lượng : 7g. Nguyên liệu : 72% đồng; 20% Nickel; 8% kẽm

Đây là đồng có kích cỡ to nhất trong các đồng xu của Nhật. Đồng 500 yên cũng là đồng xu có mệnh giá cao nhất thế giới. Theo tỷ giá Yên Nhật hiện tại, thì 1 xu 500 Yên có giá hơn 100 ngàn Việt Nam đồng 😀

Tiền giấy :

Tiền giấy với các mệnh giá : 1000 Yên, 2000 Yên, 5000 Yên và 10000 Yên (1 man Yên)

Đồng 1000 Yên :

Kích cỡ : 76mm x 150mm。Được phát hành vào 1/11/2004. Mặt trước là hình 野口 英世(のぐち ひでよ Noguchi Hideyo – Bác sỹ, nhà vi khuẩn học nổi tiếng Nhật Bản). Mặt sau là hình núi Phú sỹ và hoa Anh đào.

Tờ 1000 Yên Nhật
Mặt trước tờ 1000 Yên Nhật
Mặt sau tờ 1000 yên Nhật
Mặt sau tờ 1000 yên Nhật
Đồng 2000 Yên.

Kích cỡ : 76mm x 154 mm. Mặt trước là hình ảnh cổng shurei, cổng lớn của thủ phủ Okinawa. Mặt sau là 紫式部(むらさきしきぶ – Thi nhân, tác gia) và bộ tiểu thuyết dài tập 源氏物語 (げんじものがたり – Tiểu thuyết nổi tiếng thời Heian).

Đây là tờ tiền ít gặp, được phát hành vào năm 2000, tuy nhiên do mức độ lưu thông không nhiều, nên từ năm 2003 đã ngừng phát hành. Đây là tờ tiền khá đẹp, số lượng có hạn, nên nhiều người giữ lại làm kỷ niệm. Thực ra nó vẫn lưu hành được, biến nó thành tiền kỷ niệm thì hơi phí 😉

đồng 2000 Yên của Nhật
đồng 2000 Yên của Nhật
Đồng 5000 Yên

Kích cỡ 76mm x 156mm. Được phát hành vào 1/11/2004. Mặt trước là hình ảnh tiểu thuyết gia 樋口 一葉(ひぐち いちよう). Mặt sau là Bức 燕子花図 (かきつばた ず Tranh hoa Yến tử) của nghệ thuật gia 尾形 光琳(おがた こうりん).

Mặt trước tờ 5000 Yên Nhật
Mặt trước tờ 5000 Yên Nhật
Mặt sau tờ 5000 Yên Nhật
Mặt sau tờ 5000 Yên Nhật
Đồng 10000 Yên

Kích cỡ 76mm x 160mm. Được phát hành vào 1/11/2004. Mặt trước là hình ảnh Tác gia, nhà giáo, nhà biên dịch, nhà báo 福澤 諭吉(ふくざわ ゆきち). Mặt sau là tượng phượng hoàng trong Bình Tự Viện – 1 ngôi chùa lớn tại Kyoto.

Đây là tờ tiền to nhất của Nhật (to cả về mặt kích cỡ lẫn mệnh giá :D). Người Việt hay gọi tắt tờ tiền này là 1 man (1 man Nhật), hay 1 lá 😛

Đồng 1 man Nhật Bản
Đồng 1 man Nhật Bản

Xem thêm : phân biệt 1 man Yên thật và giả

Những điều thú vị về đồng Yên Nhật P2

Biến động tỷ giá yên Nhật trung bình qua các năm :

Số yên Nhật cần để đổi 1 USD

1949 – 1971 : 360
1972 : 308
1973 : 271.07
1985 : 238.52
1990 : 144.81
1995 : 94.05
2000 : 107.73
2005 : 110.15
2010 : 87.77
2011 : 79.78
2012 : 79.78
2013 : 97.6
2014 : 105.83
2015 : 121.02

Biểu đồ biến động tỷ giá Yên Nhật từ 1970

Biến động tỷ giá đồng Yên

Có thể thấy khoảng năm 1995 và 2012 là các năm mà tỷ giá Yên Nhật cao nhất. 1 USD đổi được khoảng 70 – 80 Yên. Sau bầu cử 2012, Nhật Bản thực thi chính sách Abenomics, đồng Yên liên tục mất giá, gây thiệt hại không nhỏ cho người Việt đang nhận lương bằng Yên 😛 . Sau 4 năm thực hiện, chính sách Abenomics dù không cải thiện gì đời sống của người dân Nhật (thực ra là cải lùi : giá cả hàng hóa tăng, lương không tăng). Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế có vẻ tích cực, thêm nữa là sự thắng thế của đảng Dân chủ Tự do trong đợt bầu cử này, thì dự báo là chính sách kinh tế này còn tiếp tục được thực thi trong vài năm tới.

Trên đây là nội dung bài viết : Những điều thú vị về đồng Yên Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự khác trong chuyên mục : Văn hóa Nhật Bản

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!