Lễ Hội Obon Nhật Bản – ý nghĩa và nguồn gốc

Lễ Hội Obon Nhật Bản

Lễ hội Obon của Nhật Bản là dịp lễ quan trọng trong năm của người Nhật, nhân dịp nghỉ lễ Obon, Tự học online xin chia sẻ với các bạn 1 vài thông tin về ngày lễ này tại Nhật Bản.

Nguồn gốc :

お盆(おぼん) là từ viết tắt của từ 「盂蘭盆」 (うらんぼん) Vu lan Bồn, Nghĩa là khay đựng lễ vật ngày lễ Vu Lan. Đây là ngày lễ bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo Đại Thừa ( Câu chuyện Ông Mục Kiền Liên cứu mẹ có trong kinh sách Phật Giáo Đại thừa – kinh sách phát triển, không có trong truyền thống Phật Giáo nguyên thuỷ. Câu truyện này được lan truyền chủ yếu tại Trung Hoa và các nước chịu ảnh hướng của văn hoá Phật Giáo Trung Hoa như Nhật Bản, Việt Nam). Tại Việt Nam Lễ Vu Lan là lễ báo Hiếu cha mẹ, còn người Nhật coi đó là ngày lễ báo Hiếu tổ tiên.

Các hoạt động :

Lễ hội Obon được diễn ra vào khoảng 15/7 âm lịch (vì có nơi theo lịch âm của Trung Nguyên, có nơi theo lịch âm Minh Trị – tân lịch, do vậy lễ hội Obon có thể được tổ chức khác nhau giữa các địa phương. Trong các ngày này, người Nhật được nghỉ lễ, thường là 3 ngày (trong tháng 8, năm nay là từ 13-16/8/2015), nếu ngày lễ trùng với chủ Nhật sẽ được nghỉ bù thêm ngày thứ 2, có nơi được nghỉ cả tuần do vậy còn gọi là Tuần lễ Obon.

Vào ngày này, Người Nhật thường tổ chức các hoạt động như :

Lửa đón :

Vào ngày đầu tiên của lễ hội Obon, người Nhật thường đốt lửa trong vườn hoặc trước cổng, đốt đèn trên bàn thờ để cho linh hồn người thân theo đó mà về nhà.

don lua trong le hoi obon

Ngựa đón

Tại nhiều địa phương. Người Nhật sử dụng dưa chuột để làm ngựa, hoặc dùng cà dái dê để làm bò, là những linh vật đón các linh hồn.

Ngựa đón trong lễ hội obon

Cúng lễ

Trong thời gian lễ hội Obon, người Nhật thường đặt các đồ cúng trên bàn thờ để dân lên những người đã khuất, họ quan niệm trong những ngày này người thân đã mất của họ đang có ở nhà.do le cho le hoi obon ban tai sieu thi

Múa Obon

Tại nhiều địa phương có tổ chức múa Obon, múa diễu hành trên đường phố hay lễ hội hoá trang Obon. Ngày lễ hội Obon là ngày đoàn tụ của gia đình, do vậy họ tổ chức múa. Cũng có quan điểm cho rằng : nguồn gốc của múa Obon là từ câu chuyện : sau khi cứu được mẹ, ông Mục Kiền Liên nhảy múa vui mừng (câu chuyện này chắc do người Nhật sáng tạo ra, chỉ có tại Nhật Bản).

Với những thành phố tổ chức múa hoá trang diễu phố, mọi người đều có thể đăng ký tham dự, vào ngày múa, các đội mặc đồ theo trang phục đã đăng ký, tới vị trí được thông báo trước và múa dọc theo con phố đã được trang trí. Nhiều nơi, có hàng ngàn người tham dự, từ người già tới trẻ con đều có thể tham gia. Nhiều người nước ngoài cũng tham gia hoạt động này cùng với cư dân địa phương.

Múa obon Nhật Bản

Lửa tiễn

Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, họ thường đốt lửa (tại nơi đã đốt lửa đón), để tiễn linh hồn người thân sang thế giới bên kia. Cũng có nơi thả đèn hoặc bắn pháo hoa.

Trên đây là những nét cơ bản về lễ hội obon Nhật Bản. Tự học online chúc các bạn có những ngày nghỉ lễ vui vẻ !

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!