Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Kinh nghiệm sống tại Nhật Bản

1 vài thông tin hữu ích về bưu điện Nhật Bản

Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống bưu điện tốt nhất thế giới. Tại đây, các hoạt động giao nhận hàng hóa, bưu phẩm hay giao dịch tiền gửi luôn diễn ra không ngừng nghỉ. Dẫu vậy, chất lượng phục vụ luôn được đặt lên hàng đầu. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, ngành bưu chính đã trở thành một phần không thể thiếu đối với đời sống của người dân Nhật Bản. Nếu bạn đang sinh sống tại đây, việc sử dụng dịch vụ bưu điện là một điều tất yếu. Vậy, hãy cùng Tự học online tìm hiểu những thông tin hữu ích về bưu điện Nhật Bản nhé!

buu dien nhat ban

Vài nét cơ bản về bưu điện Nhật Bản

Giống như các quốc gia khác, Nhật Bản cũng có hệ thống mã bưu chính riêng. Mã bưu chính Nhật Bản gồm 7 chữ số. Mã được viết theo dạng: xxx – xxxx. Ví dụ: 〒100 – 0001 là mã bưu chính của khu vực Chiyoda thuộc Chiyoda-ku, Tokyo. 〒 Chính là biểu tượng của bưu điện. Khi cần tìm mã của một khu vực nào đó, bạn chỉ cần vào mục Zip code. Hoặc ngược lại, nếu bạn có một mã bưu chính mà muốn biết nó thuộc khu vực nào, chỉ cần nhập mã vào ô trống và ấn tìm kiếm, bạn sẽ nhận được kết quả. (Các bạn có thể tham khảo thêm bài : mã bưu điện Nhật Bản nếu không hiểu cách tra cứu).

Giờ làm việc của bưu điện Nhật Bản

Về cơ bản lịch làm việc của bưu điện Nhật Bản là từ thứ 2 tới thứ 6. Trong khung giờ: 9 : 00 ~ 17 : 00. Nghỉ vào thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ theo quy định (tham khảo : lịch đỏ Nhật Bản 2021). Tuy nhiên tùy vào loại hình giao dịch mà thời gian có khác nhau. Ví dụ 1 bưu điện trung tâm có lịch làm việc như sau :

Thời gian làm việc của 1 bưu điện trung tâm tại Nhật
Thời gian làm việc của 1 bưu điện trung tâm tại Nhật

Trong đó 営業時間 (eigyou jikan) là thời gian làm việc. 郵便窓口 (yuubin mado guchi) là bàn thực hiện giao dịch bưu điện thông thường. Ngày thường là từ 9h00 tới 19h00, thứ 7 là từ 9h00 tới 17h00.

Bưu điện nhật bản thứ 7 có làm việc không?

Các bưu điện nhỏ thường nghỉ thứ 7, dịch vụ ATM thì thường mở buổi sáng. Các bưu điện trung tâm thì có thể làm cả thứ 7

ゆうゆう窓口 là các điểm giao dịch bưu điện ngoài giờ. Thực hiện một số giao dịch nhất định.

Phòng giao dịch bưu điện ngoài giờ

貯金窓口 (chokin mado guchi) : Giao dịch tiền gửi.

ATM : Máy rút tiền.

Do vậy, để có thể có được giờ làm việc chính xác, các bạn nên tra cụ thể bưu điện gần nhà. Nếu tra địa chỉ bưu điện cụ thể, các bạn có thể đánh từ khóa sau vào công cụ tìm kiếm của Google : 郵便局 + tên bưu điện (địa chỉ) + 営業時間 (eigyou jikan).

 Cách tìm bưu điện gần nhà

Để tìm bưu điện gần nơi ở nhất, các bạn có thể truy cập vào địa chỉ: Map. Sau đó click chọn khu vực nơi bạn sinh sống trên bản đồ. Từ đây, danh sách các bưu điện xung quanh khu vực đó sẽ hiện ra.

Tìm bưu điện gần nhà

Các bạn có thể nhập và tìm kiếm theo tên Bưu điện (店舗-ATM) hoặc theo địa chỉ (住所).

Ngoài ra bạn có thể tìm bưu điện gần nhà bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm của Goolge. Hãy đánh 郵便局 (yuubinkyoku) và thành công cụ tìm kiếm của Google. List bưu điện gần nhất sẽ hiện ra.

Thời gian làm việc của bưu điện Nhật bản

Trong đó 営業中 (eigyou chuu) là đang làm việc. 営業終了時間 (eigyou shuuryou jikan) là thời gian kết thúc làm việc.

Cách đặt lịch hẹn chuyển lại đồ bưu điện

Khi bưu điện giao hàng mà bạn không có nhà, có 4 cách nhận đồ bưu điện khi vắng nhà :

Gọi điện trực tiếp

Với số điện thoại mà người giao hàng lưu lại trên giấy nhắn, các bạn có thể liên lạc để hẹn ngày nhận lại đồ. Các bạn chỉ cần đọc số đơn hàng ghi trên phiếu và hẹn lại giờ nhận hàng.

Hẹn nhận lại đồ qua web

Nếu bạn không có số điện thoại hoặc không thích gọi điện … bạn có thể hẹn nhận lại đồ qua internet. Hãy vào trang hẹn chuyển lại đồ của JapanPost để hẹn chuyển lại hàng. Tham khảo thêm bài cách đặt lịch hẹn chuyển lại đồ bưu điện nếu bạn chưa biết cách nhập thông tin.

Hẹn nhận lại đồ qua Line

Trên tài khoản LINE, các bạn hãy kết bạn với tài khoản 郵便局 [ぽすくま] và sử dụng tiện ích 再配達の申し込み để hẹn bưu điện chuyển lại đồ.

Tới bưu điện đang lưu đồ để nhận hàng

Căn cứ trên mã số kiện hàng ghi trên phiếu 不在連絡票 (fuzai renraku hyou : Phiếu liên lạc vắng mặt). Các bạn hãy tra cứu tình trạng hàng hóa. Sau đó mang phiếu trên tới bưu điện đang lưu đồ của bạn để nhận lại nhận lại đồ bưu điện Nhật Bản.

Cách tra vận đơn bưu điện Nhật Bản

Khi gửi một món đồ mà muốn biết hành trình chuyển phát của món đồ đó, các bạn có thể sử dụng dịch vụ tra cứu vận đơn. Các bạn hãy truy cập vào địa chỉ này: Tracking. Tiếp theo, nhập mã số vận đơn vào khung trắng. Sau đó click vào ô Tracking start là có thể theo dõi được hành trình chuyển phát. Mã vận đơn là mã gồm cả chữ và số được ghi trên hóa đơn hoặc bao bì chuyển phát.Tham khảo bài viết tra cứu tình trạng hàng hóa nếu bạn gặp khó khăn.

1 số dịch vụ tiện ích của bưu điện Nhật Bản

Với lịch sử phát triển lâu đời, bưu điện Nhật Bản (Japanpost) cho ra đời rất nhiều dịch vụ tiện ích. Dưới đây là 1 số dịch vụ mà người dân Nhật và người nước ngoài sống tại Nhật hay sử dụng

Cách gửi đồ bằng bì thư của Nhật

Với một số sản phẩm có khối lượng không lớn, các bạn có thể mua một số dịch vụ ship bì thư Nhật bản :

Bì thư 370 yên của Nhật (bì thư 360 Yên cũ)

Tên tiếng Nhật là レターパック. Đây là dịch vụ gửi đồ, gửi thư đồng giá toàn quốc cho 1 bì thư cỡ A4.

Có 3 loại Letter – pack là

Bì thư 180 Yên

tên gọi スマートレター  (smart letter) Đây là loại bì thư cỡ A5 (25cm×17cm). Dày không quá 5cm. Trọng lượng <= 1kg

Bì thư 180 thường được sử dụng để gửi các vật nhỏ : giấy tờ, quà nhỏ, sách, đĩa, bút vở văn phòng, phụ kiện điện thoại, tất, găng tay …

Các bước gửi bì thư 180 Yên :
  1. Mua bì thư 180 Yên tại bưu điện, combini hoặc các shop bán online của bưu điện
  2. Ghi tên vào khu người Nhật (あて名), cho đồ cần gửi vào trong bì thư và dán lại. Không cần dán tem thư
  3. Mang tới bưu điện, gửi tại quầy nhận hàng
  4. Người nhận nhận hàng

Lưu ý : bì thư 180 Yên không thể dùng dịch vụ tra cứu hàng gửi đi tại Nhật (muốn tra cứu được các bạn phải chuyển sang dịch vụ Letter pack (bì thư 370 Yên hoặc bì thư 520 Yên), bì thư 180 Yên không chuyển vào thứ 7 – chủ Nhật. Nếu trong quá trình vận chuyển có bị hư hỏng hoặc mất cũng không được bồi thường.

Bì thư 370 Yên

Tên gọi : レターパックライト. Cỡ bì thư A4 (34cm×24.8cm). Khối lượng tối đa của bì thư 360 Yên là 4 kg. Độ dày không quá 3cm.

Bì thư 520 Yên (bì thư 510 yên cũ)

Tên gọi : (レターパック プラス). Cỡ bì thư A4 (34cm×24.8cm). Khối lượng không quá 4kg. Độ dày có thể vượt qua 3cm

Bì thư 360 yên của nhật
Hình ảnh Bì thư 360 yên của nhật

Những bì thư đồng giá này thường được dùng để gửi Giấy tờ, Cd, DVD, quà, catalog, quần áo, sản phẩm đấu giá…

Giá của các bì thư ở ngay tên gọi 370 Yên, 520 yên.

Dịch vụ bì thư 370 và 520 có thể tra cứu tình trạng hàng gửi đi. Trên bì thư có mã để tra cứu, các bạn nên ghi lại trước khi gửi đi.

Mua bì thư nhật ở đâu

Các bạn mua bì thư tại bưu điện, combini hoặc các nơi bán bưu thiếp…

Cách viết bì thư ở Nhật :

cach viet bi thu nhat ban

Để viết bì thư 520 yên cũng như các bì thư khác, các bạn viết như sau : Vị trí số 1 : mã bưu điện của nơi nhận. 2 : địa chỉ người nhận. 3 : Tên và số điện thoại người nhận. 4 : thông tin người gửi, nên ghi thêm mã bưu điện ở trên đầu. 5 : tên hàng hóa, ví dụ : 書類 : giấy tờ.

Cách ship bì thư ở Nhật

Để sử dụng dịch vụ bì thư 360 yên, bì thư 520 Yên … Các bạn cần mua bì thư, ghi tên, cho hàng hóa vào và dán lại. Không cần dán tem. Mang tới quầy nhận đồ hoặc cho vào thùng thư cũng Ok (tốt nhất là mang ra quầy đưa cho nhân viên bưu điện).

Trên đây là những thông tin hữu ích về bưu điện Nhật Bản mà Tự học online muốn chia sẻ tới các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn tránh được những bỡ ngỡ trước các tình huống xảy ra trong đời sống thực.

Tham khảo thêm : Chi tiết về cách gửi bì thư 370, bì thư 520 tại Nhật Bản

Thanh toán tiền điện gas

Hàng tháng các bạn có thể mang phiếu yêu cầu thanh toán tiền gas, tiền điện ra bưu điện để thanh toán. Sau khi thanh toán các bạn sẽ được đóng dấu xác nhận đã thanh toán vào phiếu yêu cầu thanh toán. Hãy giữ lại chúng để phòng trường hợp công ty gas, điện nói bạn chưa thanh toán (trường hợp này rất ít xảy ra).

Ngoài ra các bạn có thể đăng ký thanh toán tự động tiền điện, gas tại bưu điện Nhật Bản. Hãy mang sổ yucho, phiếu yêu cầu thanh toán ra bưu điện và yêu cầu nhân viên bưu điện cho đăng ký (jidouteki ni kore wo shiharaitai desu : tôi muốn thanh toán tự động cho cái này). Thanh toán tự động sẽ giúp bạn khỏi phải đi ra bưu điện thanh toán hàng tháng, nhất là khi tuyết lạnh. Hóa đơn sẽ được gửi về nhà bạn hàng tháng.

Thanh toán tiền vé

Bạn có thể mua vé máy bay trên mạng và ra cây ATM của yucho để thanh toán. Việc thanh toán hơi phức tạp một chút, đòi hỏi bạn tìm hiểu kỹ và mang đầy đủ các thông tin (mã code…) cần thiết.

Chuyển tiền quốc tế

Bưu điện Nhật Bản có nhận chuyển tiền quốc tế online hoặc tại các bưu điện trung tâm, tuy nhiên chi phí khá đắt, chúng ta nên chọn các dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam khác để tiết kiệm chi phí.

Rút tiền từ thẻ visa quốc tế

Bạn có thể rút tiền yên từ các thẻ thanh toán quốc tế tại các cây ATM. Tuy nhiên cần lưu ý chi phí rút rất đắt. Nếu cần tiền tại Nhật các bạn nên nhờ các bạn khác tại Việt Nam chuyển đổi cho vì nhiều người Việt muốn chuyển tiền về Việt Nam hơn là chuyển từ Việt Nam sang Nhật.

Xem thêm : Hướng dẫn chuyển tiền yucho

Cách gửi đồ ở bưu điện Nhật

Để gửi đồ tại Nhật, ngoài các hình thức bì thư đã nêu ở trên, các bạn có thể gửi đồ theo các hình thức khác :

Gửi đồ bằng yupakku (you pack) :

Với các kiện hàng gửi nội địa Tại Nhật không thể gửi bằng bì thư, các bạn có thể xem xét gửi theo hình thức yupakku. Yupakku phù hợp với những kiện hàng có trọng lượng nhỏ hơn 25kg và tổng kích cỡ ba chiều (rộng, cao, sâu) của kiện hàng không quá 170 cm.

Các bạn hãy gói hàng, đo tổng kích cỡ 3 chiều và tra chi phí gửi theo link sau : yupakku

gui do yupakku

Để tra phí gửi hàng bằng Yupakku, các bạn hãy chọn tỉnh đi tại ô 1, chọn tỉnh đến tại ô 2, sau đó chọn cỡ kiện hàng tại ô 3 (60, 80… size tương ứng với tổng 3 chiều không quá 60 cm, không quá 80cm…)

Với những hàng hóa có trọng lượng lớn hơn 25kg và nhỏ hơn 30kg, các bạn cần sử dụng dịch vụ 重量ゆうパック

Sau khi đóng gói hàng hóa, các bạn mang hàng tới bưu điện, ghi thông tin nhận gửi và gửi đi. Các bạn cũng có thể gọi nhân viên bưu điện tới nhận hàng hoặc mang tới các cửa hàng tiện lợi (combini) hoặc các điểm thu hàng của bưu điện.

Phí gửi đồ ở bưu điện Nhật Bản

Ngoài hình thức gửi bằng bì thư có chi phí cố định (520 yên, 370 yên, 180) cho một kiện hàng phù hợp. Với những kiện hàng có khối lượng nhỏ hơn 25kg, kích cỡ 3 chiều nhỏ hơn 170cm, chi phí giao động từ 1300 – 3160 Yên tùy theo tổng chiều dài 3 chiều của kiện hàng (tham khảo bảng trên).

Với những hàng có khối lượng trên 25kg và nhỏ hơn 30 kg, các bạn cần cộng thêm 510 Yên hoặc 520 Yên so với gửi Yupakku thông thường.

Với những hàng hóa có kích cỡ 3 chiều lớn hơn 170 hoặc có trọng lượng lớn hơn 30kg, các bạn hãy chuyển sang sử dụng dịch vụ của sagawa

Gửi đồ từ Nhật về Việt Nam

Để gửi đồ từ Nhật ra nước ngoài các bạn có thể sử dụng dịch vụ thư (với giấy tờ…). Hình thức này rẻ tuy nhiên khá mạo hiểm, không tra cứu được tình trạng gửi đi, dễ bị mất đồ và không có bồi thường khi đồ bị mất.

Với thư từ quan trọng, các bạn nên sử dụng dịch vụ EMS tại bưu điện

Với các kiện hàng khác, các bạn có thể tra chi phí gửi đồ từ Nhật về Việt Nam theo link sau : Japanpost

gui hang tu nhat ve viet nam

Tại ô số 1 các bạn chọn loại hàng hóa, số 2 chọn khối lượng hàng. Ô số 3 chọn tỉnh gửi đi. Ô số 4 chọn nước gửi đến. Sau đó bạn chọn 次へ

Tại màn hình tiếp theo các bạn có thể thấy được chi phí gửi tương ứng với các dịch vụ gửi hàng quốc tế từ Nhật có thể sử dụng

thoi gian gui ve viet nam

Thời gian gửi hàng từ Nhật về Việt Nam

Tùy theo hình thức gửi hàng, thời gian có thể mất khoảng 7 ngày với dịch vụ EMS, khoảng 10 ngày đối với dịch vụ E package, khoảng 2 tới 3 tuần đối với dịch vụ bưu phẩm hàng không, mất khoảng 2 tháng với gửi đường biển. Chi phí tương ứng cũng sẽ giảm xuống nếu thời gian gửi lâu hơn và ngược lại

Tham khảo thêm : cách chuyển tiền yucho tại ATM và Online

Trên đây là một số thông tin và dịch vụ hữu ích của bưu điện Nhật Bản. Nếu có thông tin hoặc dịch vụ khác mà bạn biết hãy comment phía dưới để Tự học online cập nhật thêm nhé !

Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Kinh nghiệm sống tại Nhật Bản

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *