Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Văn hóa Nhật Bản

Cách chào hỏi trong công ty Nhật

Chào hỏi được xem là một trong những điều cơ bản trong cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh, chào hỏi tốt sẽ giúp việc giao tiếp với đối tác được dễ dàng hơn. Đối với vấn đề chào hỏi, người Nhật có khá nhiều quy tắc ứng xử, để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách chào hỏi trong công ty Nhật, trong bài viết này, Tự học online xin giới thiệu với các bạn một số điều cần lưu ý trong cách chào hỏi trong công ty Nhật.

Những điều cơ bản về cách chào hỏi trong công ty Nhật

Ví dụ, nếu bạn và 1 đối tác vừa kết thúc 1 vụ làm ăn, sau đó 2 người gặp nhau mà không chào nhau thì đó là điều thật ngu ngốc. Thay vì im lặng, phớt lờ, bạn chỉ cần gật đầu nhẹ khi gặp nhau, điều đó cũng giúp để lại trong ý thức của đối phương sự tồn tại của bạn.

Cách chào hỏi trong công ty Nhật không chỉ quan trọng ở trong công ty mà cả khi ra ngoài làm việc. Trong công ty, chúng ta cần chào hỏi không chỉ với cấp trên, với những senpai trong công ty mà cần chào cả đồng nghiệp và với những người mới vào công ty. Khi ra ngoài gặp đối tác, chúng ta không nên chỉ chào hỏi đối với người mà chúng ta đàm phán trực tiếp, chúng ta cần chào hỏi cả những người xung quanh, việc này sẽ có lợi ích không nhỏ sau này.

Chào hỏi không chỉ là việc làm cần thiết đối với người trên hay đối tác làm ăn, đó còn là hành động tự nhiên, là văn hoá, đã là văn hoá thì không phân biệt đối tượng và gắn với cuộc sống hằng ngày của con người.

Ở bên ngoài, khi gặp mặt đối tác, chào hỏi không chỉ là hành động lịch sự đối với những người mà ta đàm phán trực tiếp bên cạnh đó việc chào hỏi cả những người xung quanh cũng có lợi đối với ta sau này.

Xem thêm : mẫu bài văn chào hỏi khi mới vào công ty Nhật

Một số chú ý về cách chào hỏi trong công ty Nhật

Chào hỏi không chỉ là quy tắc trong kinh doanh mà còn là một hành vi đạo đức cần có trong đời sống hàng ngày. Nói thì đơn giản song thực tế lại có nhiều người không làm được như vậy. Để chào hỏi tốt chúng ta cần nắm được 1 số quy tắc cơ bản sau đây :

Trước hết là âm lượng

Khi chào hỏi hãy nói thật to và rõ ràng. Điều này sẽ cho đối phương thấy được sự tự tin của bạn. Bởi nếu ngay từ những việc nhỏ nhất bạn cũng không thể hiện 1 cách tự tin được, thì sao có thể đàm phán, thương lượng làm ăn được chứ. Tuy nhiên, hãy điều chỉnh âm lượng phù hợp trong từng hoàn cảnh. Bạn không nên nói quá nhỏ trong một văn phòng rộng và đương nhiên, cũng không nên nói quá to trong một không gian chật hẹp.

Hãy luôn mỉm cười

Không ai muốn nhìn 1 khuôn mặt cứng ngắc hay cau có cả. Hãy mỉm cười với đối phương, họ cũng sẽ đáp lại bằng thái độ tốt đối với bạn.

Ánh mắt khi chào hỏi

Khi chào hỏi hãy hướng về phía đối phương nhìn vào mắt họ. Trong văn hóa Nhật Bản cũng như nhiều nền văn hóa khác, nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp là một điều tối quan trọng, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của bạn đối với người đối diện. Vì thế, hãy nhìn vào mắt đối phương, cho họ thấy rằng bạn đang để ý đến họ, và những hành động và lời nói của bạn không phải là giả tạo. Điều này là tối quan trọng trong cách chào hỏi trong công ty Nhật.

Tiếp theo, hãy đặc biệt chú ý khi chào hỏi người trên. Có một thực tế đáng buồn là nhiều người hay chào nhầm cấp trên của mình. Đây được coi là một lỗi khá nghiêm trọng trong công ty Nhật Bản. Ví dụ, đừng nói「ご苦労様でした」mà hãy nói「お疲れ様でした」 hay hãy nói「失礼しました」thay cho「ごめんなさい」nhé. Chào hỏi người trên thì tất nhiên là bao giờ cũng cần lịch sự hơn so với chào hỏi bạn bè, đồng nghiệp hay người dưới.

Chào nhau khi đang đi trên đường

Nếu đang đi trên đường mà vô tình gặp đối phương, nếu bạn nhận ra họ thì đừng quên chào họ nhé. Chỉ một vài câu nói đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tạo thiện cảm rất lớn đối với đối phương. Điều đó sẽ có lợi rất nhiều đặc biệt là với những người có quan hệ hợp tác với mình. Vì vậy nên, đừng cố phớt lờ hay bỏ qua họ.

Khi ra về

Giống như một bài văn đã có mở đầu thì phải có kết thúc, những gì phần đầu mở ra thì đến cuối phải đóng nó lại, không thể chỉ mở ra rồi lại bỏ đấy. Vì thế, khi chào hỏi trong công ty Nhật, đừng chỉ chào hỏi khi gặp nhau lúc đầu mà khi về, nhất định hãy cảm ơn và tạm biệt một lần nữa nhé. Và lưu ý này, khi cảm ơn thì không nên chỉ  nói “cảm ơn” mà nên nói “xin chân thành cảm ơn” (どうも・・」(×)→「どうもありがとうございます」). Tương tự như vậy, khi xin phép ra về thì không nên chỉ nói “xin phép” mà nên nói “tôi xin phép về trước”(「お先に」(×)→「お先に失礼します」). Vừa lịch sự mà lại vừa thể hiện được thành ý của bản thân.

Tham khảo thêm về cách gọi tên cấp trên :

Ví dụ, khi bạn gọi trưởng phòng của mình. Tuỳ từng hoàn cảnh mà danh xưng để gọi có thể khác nhau.

Trong trường hợp có một mình sếp thì chỉ cần gọi là “trưởng phòng” là được. Nhưng khi có nhiều trưởng phòng khác nữa thì phải gọi ” tên + trưởng phòng ” (ví dụ : たかの ぶちょう)

Khi gặp gỡ với đối tác, trong trường hợp đối tác biết cấp trên của mình thì gọi bằng “tên+は”(たなかは). Còn nếu đối tác không biết cấp trên của bạn, trong trường hợp bạn muốn hiển thị cho đối tác biết chức vụ của cấp trên thì gọi bằng “trưởng phòng” + の + tên gọi.

Trong trường hợp gọi người thân của cấp trên “tên + trưởng phòng”  (部長の○○ / 私共の部長の○○)

Ngoài ra khi chào hỏi hãy cố gắng nói làm sao cho lịch sự và tôn trọng nhất có thể nhé. Cũng như Tiếng Việt, Tiếng Nhật cũng có kính ngữ. Kính ngữ của tiếng Nhật có thể chia làm 3 loại và được sử dụng trong các hoàn cảnh khác nhau.

  • Thứ nhất là tôn kính ngữ. Tôn kính ngữ dùng để thể hiện thái độ kính trọng đối với đối phương hay hành động của họ, thể hiện sự đề cao đối phương.
  • Thứ hai là khiêm nhường ngữ. Khiêm nhường ngữ là cách nói hạ thấp bản thân để đề cao đối phương.
  • Thứ ba là thể lịch sự. Thể này dùng để thể hiện sự tôn trọng đối phương.

Những từ như “go” hay “o” là những từ ngữ thể hiện sự lịch sự. Tuy nhiên nếu cứ cố thêm vào thì lại thành thất lễ :

Ví dụ : お御飯 : cả 「お」 và 「」 đều được dùng để là tạo lịch sự, nếu dùng ×「お御飯 thì thành sử dụng kính ngữ 2 lần

×「お御覧になる」 → Trường hợp này 御覧になる đã mang nghĩa kính ngữ, vì vậy không cần thêm 「お」 nữa.

(tham khảo thêm trong loạt bài viết về kính ngữ trong tiếng Nhật)

Trên đây là những chia sẻ của Tự học online về cách chào hỏi trong công ty Nhật, Hi vọng với những chia sẻ này, các bạn đã biết cách chào hỏi trong công ty Nhật đúng cách và gây thiện cảm với đối phương!

Mời các bạn cùng tìm hiểu các vấn đề về manner của người Nhật trong loạt bài viết về phong cách làm việc của người Nhật trong chuyên mục Văn hóa Nhật Bản.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *