Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Luyện viết tiếng NhậtTiếng Nhật giao tiếp

Cách viết bài thuyết trình tiếng Nhật

スピーチ – thuyết trình là một kỹ năng rất cần thiết đối với tất cả các bạn sinh viên, và không giới hạn ở bất cứ ngành học, môn học nào. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Tự học online tìm hiểu về cách chuẩn bị cũng như cách viết bài thuyết trình tiếng Nhật sao cho thật chỉn chu nhé!

Đôi nét về スピーチ – thuyết trình

Thuyết trình dành cho học sinh sinh viên trong các trường Nhật ngữ, Senmon, đại học tại Nhật bao gồm nhiều hình thức. Có thể kể tới như: thuyết trình ngắn, thuyết trình dài, thuyết trình đề tài nghiên cứu, thuyết trình nhóm v…v…

Những bài thuyết trình đơn giản không yêu cầu nhiều về thời gian lẫn nội dung thuyết trình. Đặc biệt, không nhất thiết phải có tài liệu và hình ảnh minh họa đi kèm. Nó được gọi là 一分間スピーチ (Ippunkan supiichi – thuyết trình 1 phút), 三分間スピーチ (Sanpunkan supiichi – thuyết trình 3 phút). Hoặc 五分間スピーチ (Gofunkan supiichi – thuyết trình 5 phút) v…v…

Ngược lại, nếu phải thuyết trình đề tài nghiên cứu, đề tài tốt nghiệp, hay thảo luận nhóm, bài thuyết trình sẽ đòi hỏi cao hơn về tính chi tiết cũng như độ dài của nội dung và tài liệu, hình ảnh đi kèm.

Cách viết bài thuyết trình

Cấu trúc của các bài スピーチ – thuyết trình

Dù với hình thức nào thì về cơ bản, một bài スピーチ hay sẽ gồm đầy đủ các phần sau: 序論 (Joron) – phần mở bài. 本文 (Honbun) – phần chính văn. 結論 (Ketsuron) – phần kết luận.

Đương nhiên, cấu trúc 3 phần này không phải lúc nào cũng bắt buộc phải áp dụng. Các bạn có thể sử dụng cấu trúc 4 phần 起承転結 (Khởi – Thừa – Chuyển – Kết), 3 phần 結起承 (Kết – Khởi – Thừa). Hoặc cấu trúc PREP.

Cấu trúc 4 phần 起承転結 (Khởi – Thừa – Chuyển – Kết)

Phần khởi : Giới thiệu, thu hút người nghe.

Phần thừa 承: Giải thích chi tiết nội dung.

Phần chuyển : Nhấn mạnh những nét chính yếu. Đưa người nghe tới cao trào.

Phần kết : Kết luận. Làm rõ vấn đề.

Cấu trúc 3 phần 結起承 (Kết – Khởi – Thừa)

Phần kết : Đưa ra kết luận trước.

Phần khởi : Bắt đầu vào vấn đề.

Phần thừa 承: Đưa ra lý lẽ, giải thích chi tiết.

Cấu trúc PREP

Phần P = Point: Đưa ra kết luận (結論 – ketsuron)

Phần R = Reason: Đưa ra lý do, căn cứ (理由 – riyuu、根拠 – konkyo)

Phần E = Example: Đưa ra ví dụ cụ thể (事例 – jirei、具体例 – gutairei)

Phần P = Point: Lặp lại kết luận một lần nữa (結論を繰り返す – ketsuron wo kurikaesu)

Hướng dẫn cách viết bài thuyết trình tiếng Nhật sau đây sẽ đi theo cách 序論 – 本文 – 結論. Đây là cấu trúc tổng quát chung nhất mà Tự học online muốn giới thiệu trong bài viết này. Bởi nó sẽ giúp các bạn dễ vận dụng và thực hành theo. Đặc biệt là đối với các bài thuyết trình ngắn.

Cách viết bài thuyết trình tiếng Nhật

Phần mở đầu bài thuyết trình tiếng Nhật 序論

Đây là phần rất quan trọng. Bởi nó được coi là lời giới thiệu, nhằm mở ra toàn bộ nội dung của bài thuyết trình bạn sẽ nói sắp tới. Ở phần này, bạn cần làm rõ chủ đề, đề tài thuyết trình và thu hút sự chú ý của người nghe. Độ dài hợp lý khoảng 100 chữ đối với bài thuyết trình ngắn.

Ví dụ:

Đề tài thuyết trình: Nói về một thất bại trong quá khứ.

おはようございます。〇〇です。
Ohayou gozaimasu. … desu.
Xin chào mọi người. Tôi là…

皆さんは、仕事などで失敗をした経験はないでしょうか。1つや2つはパッと思い浮かんだのではないでしょうか。
Minasan wa, shigoto nado de shippai wo shita keiken wa nai deshou ka. Hitotsu ya futatsu wa patto omoi ukanda no dewanai deshou ka.
Mọi người đã từng trải qua thất bại trong công việc bao giờ chưa? Chắc hẳn sẽ có 1 hoặc 2 sự việc gì đó hiện ra trong đầu mọi người đúng không?

私には、数えきれないほどの失敗があります。その失敗の中でも、一番最初に苦しい失敗をしたのは、高校入試でした。
Watashi niwa, kazoe kirenai hodo no shippai ga arimasu. Sono shippai no naka demo, ichiban saisho ni kurushii shippai wo shita no wa, koukou nyuushi deshita.
Đối với tôi thì thất bại nhiều tới nỗi không đếm xuể. Trong số đó, có một thất bại đầu tiên đau đớn nhất chính là kỳ thi vào trường phổ thông trung học.

Cách viết bài thuyết trình

Phần chính văn bài thuyết trình tiếng Nhật 本文

Đây là phần nội dung chính bài thuyết trình. Vì vậy hãy tập trung nói về điều bạn muốn truyền đạt tới người nghe. Nếu và nhấn mạnh những vấn đề trọng yếu. Đưa ra những lý lẽ, căn cứ cụ thể dựa vào kinh nghiệm bản thân. Độ dài hợp lý khoảng 200 ~ 300 chữ đối với bài thuyết trình ngắn.

Ví dụ:

当時、私の成績で受かるか受からないかギリギリの高校を受験しました。
Touji, watashi no seiseki de ukaru ka ukaranai ka girigiri no koukou wo juken shimashita.
Thời điểm đó, thành tích của tôi chỉ vừa đủ để có thể tham dự kỳ thi trung học phổ thông.

塾の先生も、学校の先生も、1つ下のレベルの学校を勧めてくれていたのですが、今から思えば、少し意地になっていたのだと思います。
Juku no sensei mo, gakkou no sensei mo, hitotsu-ka no reberu no gakkou wo susumete kurete ita nodesuga, ima kara omoeba, sukoshi iji ni natte ita noda to omoimasu.
Cả giáo viên dạy thêm lẫn giáo viên tại trường học đều đề nghị với tôi rằng tôi nên thi một trường học ở trình độ thấp hơn, nhưng giờ nghĩ lại, lúc ấy tôi đã hơi bướng bỉnh một chút.

どうしてもその高校を受ける、と反対を押し切って受験したのです。結果は不合格でした。
Doushitemo sono koukou wo ukeru, to hantai wo oshikitte juken shita no desu. Kekka wa fugoukaku deshita.
Dù thế nào tôi cũng đã tham dự kỳ thi vào trường cấp 3 tôi thích mà bỏ qua những sự phản đối đó. Kết quả là tôi bị trượt.

やっぱり先生方の言う通り、1つ下のレベルの学校を受験しておけば良かったかもしれないと後悔もしました。
Yappari senseigata no iu toori, hitotsu shita no reberu no gakkou wo juken shite okeba yokatta kamo shirenai to koukai mo shimashita.
Quả nhiên, tôi đã cảm thấy hối hận, đúng như lời các thầy cô đã nói, nếu như tôi chấp nhận thi vào trường có trình độ thấp hơn, biết đâu kết quả sẽ tốt.

受験勉強を応援してくれていた両親にも申し訳がなくて、どういう顔をしたらいいかわかりませんでした。
Juken benkyou wo ouen shite kurete ita ryoushin ni mo moushiwake ga nakute, douiu kao wo shitara ii ka wakarimasen deshita.
Tôi cảm thấy có lỗi với bố mẹ, họ đã cổ vũ tôi rất nhiều khiến tôi không biết phải đối mặt với họ ra sao nữa.

そんな時に、「やる価値のあることは、失敗したとしても価値がある」と父がふと私に言ったのです。
Son’na toki ni, “yaru kachi no aru koto wa, shippaishita to shite mo kachigaaru” to chichi ga futo watashi ni itta no desu.
Vào lúc đó, bố đã nói với tôi rằng: “Thứ đáng làm thì dù thất bại cũng đáng giá”.

何のことかわかりませんでしたが、外国のことわざだったそうです。
Nani no koto ka wakarimasen deshita ga, gaikoku no kotowazadatta soudesu.
Ý nghĩa của câu ấy là gì tôi cũng không rõ lắm, nhưng có vẻ như đó là thành ngữ nước ngoài.

その時は意味が分かりませんでしたが、父がやる価値があったと言ってくれたことに感謝をしたのを覚えています。
Sonotoki wa imi ga wakarimasen deshita ga, chichi ga yaru kachi ga atta to itte kureta koto ni kansha wo shita no wo oboete imasu.
Vào lúc đó, tôi chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu nói ấy, nhưng bố đã nói với tôi rằng đó là điều đáng làm, vì vậy tôi vô cùng biết ơn bố.

結局は、希望の高校には行けなかったのですが、大学受験では失敗しないように、高校受験の時以上に準備をしました。
Kekkyoku wa, kibou no koukou ni wa ikenakatta nodesuga, daigaku jukende wa shippai shinai you ni, koukou juken no toki ijou ni junbi wo shimashita.
Rốt cuộc là, tôi không thể học tại trường theo nguyện vọng nhưng nhờ vậy, tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn so với cả kỳ thi vào cấp 3 để tránh thất bại trong kì thi đại học.

結果的に、大学は第一志望の大学に入学することができました。
Kekka-teki ni, daigaku wa daiichishibou no daigaku ni nyuugaku suru koto ga dekimashita.
Kết quả, tôi đã đỗ vào trường đại học nguyện vọng 1.

高校受験を失敗した時は、人生が終わったように感じましたが、あの時の失敗がバネになって今の自分があるのだと思います。
Koukou juken wo shippai shita toki wa, jinsei ga owatta you ni kanjimashita ga, ano toki no shippai ga bane ni natte ima no jibun ga aru noda to omoimasu.
Khi thất bại ở kỳ thi vào cấp 3, tôi đã nghĩ cuộc đời mình chắc kết thúc rồi, song chính thất bại đó đã trở thành bàn đạp giúp tôi trở thành tôi của ngày hôm nay.

Phần kết luận bài thuyết trình tiếng Nhật 結論

Đây là phần kết lại vấn đề. Qua những gì đã giới thiệu ở phần mở, cùng với diễn giải chi tiết ở phần chính văn, hãy nêu tóm tắt ý kiến, suy nghĩ của bản thân và khẳng định lại thông điệp chính. Độ dài hợp lý khoảng 300 ~ 450 chữ.

Ví dụ:

仕事においても、同じことが言えると思います。失敗して、色んな人にご迷惑をかけてしまうのは申し訳ないことだと思います。
Shigoto ni oite mo, onaji koto ga ieru to omoimasu. Shippai shite, iron’na hito ni gomeiwaku wo kakete shimau no wa moushi wakenai kotoda to omoimasu.
Cả trong công việc cũng vậy, tôi có thể nói chúng cũng có nét tương đồng. Bạn thất bại, rồi gây phiền hà tới những người xung quanh, điều đó thật có lỗi.

でも、その失敗をそのままにせずに、次回への対策へ繋げるバネにして取り組んでいこうと思っています。ありがとうございました。
Demo, sono shippai wo sonomama ni sezu ni, jikai e no taisaku e tsunageru bane ni shite torikunde ikou to omotte imasu. Arigatou gozaimashita.
Song, thay vì lặp lại thất bại đó, tôi sẽ biến nó thành bàn đạp để có thể tìm ra cách xử lý trong những lần kế tiếp . Xin cảm ơn mọi người rất nhiều!

Trên đây là những hướng dẫn về cách viết bài thuyết trình tiếng Nhật. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn có được nền tảng cơ bản trong việc chuẩn bị bài thuyết trình bằng tiếng Nhật cho riêng mình! Chúc các bạn học tiếng Nhật hiệu quả!

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *