Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Cách học tiếng Nhật

Học Kanji qua thơ văn 2Học Kanji qua thơ văn

Tiếp tục bài viết : Học kanji qua thơ văn 1, trong bài viết này, Tự học online xin tiếp tục giới thiệu với các bạn cách học Kanji qua thơ văn (phần 2) :

Học Kanji qua thơ văn

11. (Sâm ): Ba chữ đứng cạnh nhau ra chữ là rậm rạp. Ví dụ : 森林 shinrin : rừng rậm

12. (Khẩu): 4 nét tạo ra hình vuông tượng hình cho cái mồm
Giải thích : => Mồm, miệng.
Ví dụ: 人口 jinkou : dân số

13. (Phẩm): Bao gồm 3 chữ Khẩu hợp vào nhau
Giải thích : => Phẩm, Vật phẩm. Chỗ này có thể tưởng tượng ra 3 cái mồm chập vào hét to đòi quà => vật phẩm

Ví dụ 商品 Thương phẩm, shouhin : sản phẩm thương mại.

14. () (Thiên) : Ở trên có chữ Nhất: . Ở dưới có chữ đại:

Giải thích : => Thiên.
Cách 1 : Dưới là một người đang dang rộng tay ra ( chữ đại大), trên là chữ nhất , thể hiện một cái gì bao trùm. Gọi là Trời.
Cách 2: Ở trên là chữ nhất , ở dưới là chữ Đại , to nhất quả đất này đúng là chỉ có ông trời, bầu trời

15. (Phu): (thiên) là trời, cao hơn trời là (phu) . nghĩa là trong quanhệ xã hội-gia đình chồng là người tối cao. Thêm dấu phẩy () giống như có thêm một cô kéo áo chồng hoặc là chồng có thêm hàng xách tay (bia ôm, gái ôm) thành ra chữ (thất), Thất là mất, mất chồng là mất tất cả (nói vui thôi :P) .

Ví dụ : 失礼 shitsurei : thất lễ

16. (Tồn) : Bên trái là chữ Tài 才 – tài năng Bên phải là chữ Tử   – con cái

Giải thích : => Tồn
Cách 1: Người con có tài thì để ra được của cải ( tồn = còn), nếu bất tài thì chẳng để Tồn ra cái gì hết,chỉ tổ làm phiền cha mẹ.
Cách 2 : Muốn sinh tồn, muốn bảo tồn nòi giống thì phải có tài 才 sinh ra con trai .

Ví dụ 存在 sonzai : tồn tại

17. 孫 (tôn) : Bên trái có chữ Tử   – con cái. Bên phải có chữ Hệ 系  – hệ số,  là 1 phần của chữ Hệ (quan hệ)
Giải thích : => Tôn. là đứa trẻ có quan hệ với mình, thường là cháu mình (trừ những trường hợp đặc biệt :D)

Ví dụ : 子孫 shison : con cháu

18. (Gia) : Ở trên là bộ 宀 miên => mái nhà mái che, Ở dưới là chữ Thỉ – 豕 – là con lợn, con heo
Giải thích : =>  Chữ Thỉ 豕 vốn chỉ con lợn hoang, ngày xưa các cụ bắt về nhốt nó vào chuồng, làm mái 宀 cho nó, sau này dần dần gọi chuồng có mái là Gia, sau dùng để chỉ nhà luôn. Cách này có vẻ không hay lắm nhưng cũng là một cách để nhớ.

19. (Tư): Ở trên có chữ Điền . Ở dưới có chữ Tâm
Giải thích : => Trong lòng lúc nào cũng hướng đến đất cát, thì tự khắc sẽ sinh ra Suy tư, lo lắng (Tư)

Ví dụ 思考 (tư khảo) shikou : suy tư

20. 仙 (Tiên) Bên trái có bộ Nhân đứng (亻). Bên phải có chữ Sơn ()
Giải thích : => Tiên. Một người leo lên đỉnh núi tu hành sẽ thành Tiên.

Ví dụ:  亀仙人 kamesennin : Ông rùa tiên, Quy lão tiên sinh (7 viên ngọc rồng)

21. (Thành ) Bên trái có bộ Thổ ()  (đất). Bên phải có chữ Thành (Chéng) (thành lập, sáng lập)
Giải thích : => Thành. Chữ thành lập + đất => Cái thành.
Ví dụ:  shiro : cái thành.

22. (Hưu) Bên trái có bộ Nhân đứng (亻). Bên phải có chữ Mộc ()

Giải thích : =>Hưu. Một người dựa vào một gốc cây lúc nghỉ ngơi => ra từ Hưu.

Ví dụ:  休息 kyukei : Nghỉ ngơi

23. 富 (Phú) Bên trên có bộ Miên 宀 (nghĩa là mái nhà). Ở dưới có bộ Khẩu (miệng ăn). Ở dưới cùng có chữ Điền
Giải thích : =>Phú. Ở dưới mái nhà có đúng một miệng ăn lại có cả một thửa ruộng thì chắc chắn sẽ giàu có ( ngược lại nếu nhà nhiều miệng ăn nhiều tầu há mồm thì dễ nghèo, bất phú)

Ví dụ : 豊富 houfu : Phong phú

có thể bạn quan tâm : cách học chữ Kanji hiệu quả

Trên đây là nội dung bài viết Học Kanji qua thơi văn 2. Mời các bạn tham khảo các cách học khác trong chuyên mục : Cách học tiếng Nhật

Chúc các bạn học tốt !

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *