Ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản

Ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản

Ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản (phần tiếp theo)

Bách quỷ dạ hành và thuyết 100 câu chuyện kể

  百鬼夜行  (Hyakki Yakou)

bach quy da hanh 1

 Sẽ rất thiếu sót nếu bài viết về “ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản” không nhắc tới một trong những truyền thuyết lừng danh và đáng sợ nhất là “Bách Quỷ dạ hành”. Bách quỷ dạ hành có nghĩa là một tập hợp hàng trăm các yêu ma quỷ quái đi cùng nhau trong một đêm khuya thanh vắng . Tương truyền chúng thực hiện cuộc “dạ hành” này để thu hút nỗi sợ hãi của con người nhờ thế mà trở nên hùng mạnh hơn. Tất nhiên, trong những đêm “bách quỷ dạ hành” như vậy, việc chạm trán hàng trăm nghìn ma quỷ cùng một lúc khiến cho bất cứ ai cũng “tim đập chân run”. Thậm chí quang cảnh quân đoàn trăm loài yêu quái diễu hành đã từng được một hoạ sĩ thời Edo vẽ lại thành bức ” Bách Quỷ Dạ Hành Đồ” nổi tiếng.

Thủ lĩnh nhóm yêu quái này là 滑瓢 (Nurarihyon) – một yêu quái có hình dạng như một ông già ốm yếu có cái đầu to quá khổ, mặc áo cà sa. Nhân vật này tuy thường chỉ xuất hiện ăn cơm uống trà trong nhà người khác không hại gì nhưng lại được thế giới yêu quái nể sợ bởi khả năng xuất quỷ nhập thần, mê hoặc con người và các sức mạnh siêu nhiên khác. Nurarihyon thường lãnh đạo đoàn quân ma quái đi chiếm giữ nỗi khiếp sợ của con người khắp thiên hạ.

Để tìm hiểu thêm về bách quỷ dạ hành Nhật Bản, các bạn có thể tham khảo bài viết : Truyền thuyết Nhật Bản bách quỷ dạ hành

百物語怪談会( Hyakumonogatari Kaidankai)

hyakumonogatari Kaidankai bach quy dang

Tương tự như “Bách Quỷ Dạ Hành” – “Bách Quỷ Đăng” cũng là một thần thoại lâu đời của Nhật Bản. Bách quỷ đăng có nghĩa là 100 ngọn đèn thực chất là một trò chơi để thử thách thần kinh và sự gan dạ.Trong tiếng Nhật tên gọi của nó là 100 câu chuyện ma. Người ta sẽ thắp lên 100 ngọn đèn lồng hoặc 100 cây nến ngồi theo vòng tròn và sẽ luân phiên nhau kể những chuyện ma. Mỗi người sẽ dùng biệt tài của mình kể câu chuyện sinh động sao cho như thật để làm người khác sợ. Sau khi mỗi câu chuyện kết thúc sẽ thổi tắt một ngọn đèn. Cứ thế lần lượt cho đến khi ngọn đèn thứ 100 tắt. Lúc đó là thời điểm đáng sợ nhất. Một con quái vật tên là Ao – adon sẽ xuất hiện kéo con người vào địa ngục.

Một phiên bản khác của trò chơi này cũng rất kinh dị. Thay vì để cùng một chỗ thì những ngọn nến sẽ được đặt ở những căn phòng khác nhau xa nơi kể chuyện. Ngọn nến sẽ được đặt bên cạnh một tấm gương, khi kể chuyện xong người kể chuyện sẽ phải đi một mình vào căn phòng thổi tắt nến và nhìn vào gương. Rất nhiều cuộc chơi đã phải dừng lại ở câu chuyện thứ 99 vì không ai dám kể câu chuyện 100 và thổi tắt ngọn nến cuối cùng.

Tuy nhiên “ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản” cũng có những ranh giới rất nhạt nhoà. Có những loài vừa được xem là yêu quái, vừa là hiện thân của quỷ dữ. Hay lại có những yêu quái xuất thân từ những vong hồn lâu đời,hoặc những kẻ mất nhân tính. Sự thiện ác đôi khi cũng không được phân định rõ ràng vì những câu chuyện dân gian cũng có những tình tiết mâu thuẫn, trái ngược nhau. Dù sao, đó cũng là những câu chuyện cho thấy một thế giới khác phong phú qua suy nghĩ và tưởng tượng của con người.

Trải qua nhiều đời, những loài Youkai đã trở thành một phần trong cuộc sống tâm linh, trong văn hoá tinh thần của người Nhật. Những nhân vật của “ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản” mang tính chất hư cấu nhưng nhiều khi những câu chuyện về chúng lại phản ánh về xã hội, về những kiếp người, kiếp đời hoặc giải thích những hiện tượng siêu nhiên không lý giải được. Với bài viết về “ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản” góc văn hoá Nhật Bản hy vọng đã mang đến cho bạn những điều thú vị. Chúc một ngày Halloween vui vẻ!!!

Xem thêm : bảy vị phúc thần Nhật Bản, các con số đen đủi theo quan niệm của người Nhật

Trên đây là nội dung bài viết Ma quỷ trong thần thoại Nhật Bản. Mời các bạn xem các bài viết khác trong chuyên mục  Văn hoá Nhật Bản

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!