Manner khi đi ăn – Cách ứng xử khi đi ăn tại công ty Nhật

Manner khi đi ăn

Trong văn hóa Nhật Bản nói riêng và trong nhiều nền văn hóa khác, ăn uống là bước đầu tiên trong việc làm quen, hiểu biết nhau. Nếu bạn trở thành nhân viên của một công ty, bạn sẽ có cơ hội dùng bữa chung với những người có liên quan đến công việc của mình tại nhiều bữa tiệc, đầu tiên chính là tiệc chiêu đãi nhân viên mới. Bởi vậy, manner khi đi ăn là một điều tối quan trọng, sẽ quyết định ấn tượng của cấp trên, của đồng nghiệp hay đối tác đối với bạn là tốt hay xấu.

Manner khi đi ăn - Cách ứng xử khi đi ăn tại công ty Nhật

Hiểu được sự quan trọng của những manner trên bàn ăn, trong bài viết này, Tự học Online mời các bạn cùng tìm hiểu về một số Manner khi đi ăn, những điều nên làm hay những cấm kị khi đi ăn theo kiểu Âu và theo kiểu Nhật, kiểu Trung hay đi ăn tiệc Buffet.

Trước hết, dù là Manner khi đi ăn theo kiểu nào thì chúng đều có 1 nguyên tắc chung, đó là đừng đem lại cảm giác khó chịu cho những người cùng dùng bữa với bạn, như vậy mới không tạo ra không khí tự nhiên, thoải mái trên bàn ăn. Đừng để cho mình hay người cùng ăn với mình phải rơi vào cảnh gượng gạo khi ăn nhé.

Tuy nhiên, Manner khi đi ăn kiểu Âu, kiểu Nhật, kiểu Trung hay tiệc Buffet lại có một số điểm khác biệt đặc thù, các bạn cùng theo dõi bên dưới để học cách cư xử đúng mực trong từng trường hợp nhỏ.

Manner khi đi ăn kiểu Âu

an kieu au

Những vật nhỏ như túi xách thì có thể để đằng sau lưng trên ghế ngồi của mình. Còn nếu là túi to hơn hay các đồ vật cồng kềnh, hãy gửi ở tủ gửi đồ của khách sạn hoặc để phía dưới bên phải chân ghế.

Khi trên bàn ăn là phụ nữ, thì ngồi lần lượt từ người lớn tuổi trở đi và ngồi dần về phía trái của ghế.

Về khăn ăn, khăn loại lớn sẽ được gấp đôi lại, các nếp gấp sẽ tránh việc nước bị tràn ra đầu gối. Khi muốn lau miệng hoặc tay, hãy sử dụng mép của khăn ăn. Dao, dĩa và thìa được xếp lần lượt từ ngoài vào. Trong lúc ăn nếu không dùng đến dao và dĩa hãy xếp lại thành hình chữ bát trong hán tự ()và để trên đĩa.

Khi bữa ăn kết thúc, dao và dĩa hãy xếp ở bên góc phải của đĩa, còn khăn ăn thì gấp gọn lại để trên bàn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, khi khách mời để lên mới là lúc chúng ta để lên.

Cách xử lý một số tình huống trên bàn ăn:

Khi dao hoặc dĩa rơi xuống đất thì đừng tự mình nhặt mà hãy gọi phục vụ bàn đến đề nghị thay một cái mới.

Khi gia vị ở quá xa, thay vì với tay ra để lấy thì hãy nói với người gần chúng hơn:「恐れ入りますが…」để nhờ họ lấy giúp mình.

Khi son môi dính vào cốc đồ uống, hãy lau nhẹ bằng tay, sau đó lau tay vào khăn ăn. Tránh dùng khăn ăn lau trực tiếp vào cốc.

Khi bạn gọi rượu trong nhà hàng, bạn có thể được yêu cầu nếm thử. Đầu tiên, xác nhận lại nhãn hiệu, nếu không có vấn đề gì hãy thông báo cho người phục vụ biết để họ rót một chút vào ly của bạn. Nếm thử một ngụm nhỏ sau đó thông báo cho người phục vụ là bạn có lấy rượu nữa hay không.

Những điều cấm kỵ:

Gây ra tiếng lách cách trên bàn ăn

Tạo tiếng động khi ăn (ví dụ: nhai nhóp nhép, ăn súp xì xụp,…)

Nói chuyện khi đang ăn hoặc uống

Vừa cầm đĩa vừa ăn

Trong tay không cầm ly hoặc cốc mà lại yêu cầu người khác rót rượu cho mình.

Manner khi đi ăn kiểu Nhật

an kieu nhat

Do đặc thù bàn ăn hay món ăn kiểu Nhật tương đối khác so với kiểu Âu, nên Manner khi đi ăn kiểu Nhật cũng có nhiều điểm khác biệt như sau:

Khi lấy đũa ra, hãy đặt phía trên bên trái của khay thức ăn, nếu là trên bàn thì để theo chiều dọc phía dưới bên trái bàn. Sau khi bữa ăn kết thúc, để đũa gọn gàng lại chỗ cũ. Nếu bạn sử dụng đũa có buộc nút thắt thì sau khi ăn xong hãy thắt lại như cũ.

Khi thức ăn được mang lên, nếu món nào được đậy vung thì bỏ hết ra. Nắp sẽ để ra phía ngoài khay thức ăn. Sau khi ăn xong lại để lại chỗ cũ.

Khi có nhiều món ăn được bày ra trong một chiếc đĩa thì đừng lấy thức ăn từ chính giữa mà hãy bắt đầu từ phía bên cạnh.

Nếu muốn cho thêm gia vị vào đồ ăn, thì chỉ nên cho một lượng nhỏ, nếu lỡ đổ quá nhiều hãy gọi nhân viên phục vụ đến xử lí.

Khi đưa thức ăn lên miệng để không bị rơi ra thay vì dùng một bàn tay hứng ở dưới thì hãy dùng một chiếc đĩa nhỏ để hứng thức ăn.

Sau khi ăn xong thì mới dùng trà.

Trong khi ăn không dùng tăm. Sau khi ăn nếu có dùng thì phải lấy tay trái che miệng và sử dụng.

Những điều cấm kị

Dùng khăn ướt lau mặt hoặc phần gáy

Để những đồ như thuốc lá trên bàn ăn

Manner khi đi ăn món ăn Trung quốc có sử dụng bàn xoay

Khi ăn món Trung quốc có bàn xoay thì người ngồi đầu tiên là khách mời, những người còn lại ngồi lần lượt theo chiều kim đồng hồ.

Khi đĩa bị bẩn thì không cần phải cảm thấy xấu hổ mà hãy gọi thay một chiếc đĩa khác để dùng

Những điều cấm kị

Trên bàn xoay không được đặt những đồ dễ đổ vỡ

Đừng chỉ gắp một món ăn

Đừng để thừa lại thức ăn đã gắp vào đĩa

Không dựng đứng dụng cụ để ăn

Manner khi đi ăn tiệc buffet

Trong tiệc buffet, thay vì chỉ chú trọng tới việc ăn uống, hãy chú ý việc nói chuyện với mọi người nhiều hơn.

Lấy thức ăn

Khi đi lấy thức ăn cần lấy theo thứ tự các món khai vị, món cá, thịt và tráng miệng

Lấy thức ăn từ cạnh đĩa

Lấy đủ phần ăn. Mỗi lần lấy đừng nên để thừa thức ăn.

Một đĩa không lấy quá 3 món

Cách ăn

Khi ăn không đứng cạnh nơi bày thức ăn.

Không ăn trong khi có người đang phát biểu.

Trong khi vẫn còn thức ăn thì không lấy thêm.

Cách uống

Giống như món ăn bạn hãy tự rót đồ uống cho mình

Đừng uống quá nhiều rượu chỉ vì quá căng thẳng

Giao lưu

Tiệc buffet là nơi để mọi người giao lưu với nhau. Vì thế, đừng quá ngại ngùng hay quá chú ý đến các manner khi đi ăn mà quên mất việc trò chuyện với các thực khách khác. Hãy tự nhiên, thoải mái trò chuyện với mọi người xung quanh nhé.

Sau khi ăn

Nếu có khoảng trống thì hãy đưa đĩa và cốc cho nhân viên phục vụ

Nếu như không có thì hãy đặt lên một chiếc bàn nhỏ

Những điều cấm kị

Không lấy nhiều thức ăn một lần

Bỏ lại thức ăn đã lấy

Không ngồi mãi ở ghế và cũng không để đồ đạc của mình ở đó.

Trên đây là một số chia sẻ của Tự học online về Manner đi ăn trong các trường hợp khác nhau. Hi vọng, thông qua bài viết này, mỗi bạn sẽ tự tạo cho mình những tips riêng để biết cách cư xử đúng mực trên bàn ăn. Hãy luôn nhớ rằng, đi ăn không chỉ để lấp đầy dạ dày của bạn, nó còn là cách để tạo ra cơ hội trong tương lai nếu bạn biết cách cư xử khéo léo.

Tham khảo : Manner khi chào hỏi

Mời các bạn cùng tìm hiểu các vấn đề về manner của người Nhật trong loạt bài viết về phong cách làm việc của người Nhật trong chuyên mục Văn hóa Nhật Bản.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!