Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Tiếng Nhật cơ bản

Những cặp chữ Kanji giống nhau dễ nhầmNhững cặp chữ Kanji giống nhau dễ nhầm

Chào các bạn, trong quá trình học tiếng Nhật, các bạn có sẽ phải lần lượt làm quen với những chữ Kanji (chữ Hán), từ dễ tới khó. Với nhiều bạn học tiếng Nhật, Kanji thật khó nhằn, đặc biệt là nhiều chữ Kanji nhìn na ná nhau. Trong bài viết này, Tự học tiếng Nhật online xin giới thiệu tới các bạn Những cặp chữ Kanji giống nhau dễ nhầm nhất để các bạn tham khảo 🙂

Những cặp chữ Kanji giống nhau dễ nhầm

Chữ đầu tiên là chữ  (âm Hán Việt : sĩ. ví dụ 弁護士 bengoshi : luật sư), Chữ thứ 2 là chữ  (âm Hán Việt : thổ. Ví dụ 土地 tochi : đất). 2 chữ này có hình dáng tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ : chữ sĩ () có nét thứ nhất (nét ngang phía trên) dài hơn nét thứ 3 (nét ngang phía dưới), trong khi chữ thổ () có nét thứ nhất (nét ngang phía trên) ngắn hơn nét thứ 3 (nét ngang phía dưới)

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: thiên. Ví dụ: 1千円: 1000 yên). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: thiên. Ví dụ: 天の河: dải Ngân hà). 2 chữ này có hình dáng và âm Hán Việt tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: chữ thiên có hai móc dưới, và chữ ngàn có nét trên chếch lên bên phải.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: vị. Ví dụ: 未知: chưa biết). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: mạt. Ví dụ: 年末: cuối năm). 2 chữ này có hình dáng tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “vị” có nét ngang bên trên ngắn hơn nét ngang bên dưới trong khi chữ “mạt” thì có nét bên trên dài hơn nét bên dưới.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: mao. Ví dụ:髪の毛 : mái tóc). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: thủ Ví dụ:手足: chân tay ). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: chữ “mao” có ba nét đều chếch lên phía tay phải và có nét móc ngoặc sang bên phải ở dưới. Còn chữ “thủ” thì chỉ có nét đầu tiên chếch lên tay phải và nét ngoặc nhỏ ở dưới.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: nhân. Ví dụ:人間: con người). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: nhập. Ví dụ:入学: nhập học). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: chữ “nhập” thì nét bên phải chếch sang bên trái và viết nét bên trái dựa vào nét đó. Còn chữ “nhân” thì viết nét bên trái trước và nét bên phải sau.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: lực. Ví dụ:力士: lực sĩ). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: đao. Ví dụ: 刀のつか: chuôi dao). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “lực” có nét lên bên trên, còn chữ “đao” không có.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: hữu . Ví dụ: 右側). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: thạch. Ví dụ: ). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “hữu” có nét lên trên, còn chữ “thạch” không có.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: ngưu . Ví dụ: 牛角: sừng trâu ). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: ngọ . Ví dụ:午前: buổi sáng ). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “ngưu” có nét lên trên còn chữ “ngọ” không có. Các bạn hãy chú ý vì hai chữ này rất hay xuất hiện trong các đề thi N5, N4.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: hữu. Ví dụ: 友達: bạn bè ). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: phản. Ví dụ:反対: phản đối ). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “hữu”có nét bên trên vươn ra còn chữ “phản” có bộ hán.

Chữ đầu tiên là chữ  (âm Hán Việt: danh. Ví dụ: 名詞: danh từ ). Chữ thứ hai là chữ  (âm Hán Việt: các. Ví dụ: 各駅停車: tàu dừng lại ở mỗi ga ). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “danh” không có nét bên dưới chếch ra ngoài như chữ “các.”

Chữ đầu tiên là chữ  (âm Hán Việt: mộc. Ví dụ: 木曜日:thứ năm). Chữ thứ hai là chữ  (âm Hán Việt: bổn/ bản . Ví dụ: 日本: Nhật Bản). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “bổn” có nét gạch ở dưới còn chữ “mộc” thì không có.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: bạch. Ví dụ: 白髪:tóc trắng). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: tự . Ví dụ:自動車:xe ô tô). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “bạch” chỉ có một nét bên trong, còn chữ “tự” có hai nét bên trong.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: vương. Ví dụ: 王様 : nhà vua). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: ngọc. Ví dụ: 宝玉: bảo ngọc). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “ngọc” có một nét chấm bên trong còn chữ “vương: không có.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: đại. Ví dụ: 大きい:to). Chữ thứ hai là chữ  (âm Hán Việt: khuyển. Ví dụ:子犬:chó con). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “khuyển” có một nét phẩy bên trên còn chữ “đại” không có.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: phương. Ví dụ:方法 :phương pháp). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: vạn. Ví dụ: 1万円:1 vạn yên). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “phương” có nét phẩy bên trên còn chữ “vạn” không có.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: thủy. Ví dụ:お水: nước uống). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: băng. Ví dụ: 氷山: núi băng). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “băng” có một nét phẩy ở bộ bên trái, còn chữ “thủy” thì không có.

Chữ đầu tiên là chữ  (âm Hán Việt: khảo. Ví dụ: 考える: suy nghĩ). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: lão. Ví dụ:老人 : người già. 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: bộ ở hai chữ khác nhau. Chữ “khảo” có bộ móc ngoặc, còn chữ “lão” có bộ ngoặc sang phải.

比 và

Chữ đầu tiên là chữ 比 (âm Hán Việt: tỷ/ bỉ. Ví dụ: 比較: so sánh). Chữ thứ hai là chữ (âm Hán Việt: bắc. Ví dụ: 北側: phương bắc). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: chữ “chỉ” có bộ bên trái hướng vế phía bên phải, còn chữ “bắc” thì bộ bên trái hướng phía bên trái”.

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: tri . Ví dụ: 知識: tri thức). Chữ thứ hai là chữ  (âm Hán Việt: hòa. Ví dụ:平和: hòa bình). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: Chữ “chi” có bộ bên trái khác với chữ “hòa”.

và 惑

Chữ đầu tiên là chữ 感動(âm Hán Việt: cảm. Ví dụ: 感動: cảm động). Chữ thứ hai là chữ 惑 (âm Hán Việt: hoặc. Ví dụ: 迷惑: gây phiền nhiễu). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: chữ “cảm” có bộ bên trên khác với chữ “hoặc”.

và 烏

Chữ đầu tiên là chữ (âm Hán Việt: điểu. Ví dụ: 小鳥: con chim nhỏ). Chữ thứ hai là chữ  (âm Hán Việt: ô. Ví dụ: 烏: con quạ). 2 chữ này có hình dáng và tương tự nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: bộ ở trên đầu “ô” không có nét gạch, còn chữ “điểu” thì có.

Nếu bạn mới làm quen với chữ Kanji, chỡ bỏ qua 1 số bài viết hỗ trợ học Kanji :

Cách viết chữ Kanji

Cách học chữ Kanji hiệu quả

hoặc khám phá cách nhớ chữ Kanji trong chuyên mục : học chữ Kanji qua hình ảnh gợi nhớ

Trên đây là bài viết Những cặp chữ Kanji giống nhau dễ nhầm. Tự học online hi vọng bài viết này có ích với bạn. Các bạn có thể tham khảo những bài viết cùng chuyên mục trong Tiếng Nhật cơ bản.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *