Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Tiếng Nhật giao tiếp

Những lỗi dùng kính ngữ hay gặp trong kinh doanh

Với tiếng Nhật nói riêng, kính ngữ là một trong những phương thức giúp một người biểu đạt sự tôn trọng tới người khác. Dù là trong đời sống xã hội hay trong môi trường kinh doanh, kính ngữ được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng, vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng đúng và thành thạo lại là một vấn đề khá khó khăn. Bởi dù chỉ một lỗi sai nhỏ cũng có thể khiến người đối diện hiểu lầm, trường hợp tệ nhất họ sẽ nghĩ mình không được tôn trọng. Vậy hãy cùng nhận biết và khắc phục những lỗi dùng kính ngữ hay gặp trong kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!

Nếu bạn chưa nắm rõ kiến thức về kính ngữ, hãy xem thêm bài viết : tổng hợp đầy đủ kiến thức về kính ngữ tiếng Nhật

Những lỗi dùng kính ngữ hay gặp trong kinh doanh với khách hàng

loi sai thuong gap khi dung kinh ngu voi khach hang

Trong ngành kinh doanh dịch vụ, kính ngữ được xem là là công cụ để giao tiếp với khách hàng, do vậy tính chính xác phải được đặt lên hàng đầu. Sau đây là những mẫu câu phổ biến nhất mà ngay cả người Nhật cũng thường nhầm lẫn khi sử dụng. Hãy cùng chú ý nhé!

1. どちらにいたしますか?

(Dochira ni itashimasuka? – Bạn muốn lấy cái nào?)

Nếu đã từng đi mua sắm ở các cửa hàng tại Nhật chắc hẳn bạn sẽ thấy quen thuộc với cách nói này. Tuy rằng nó rất phổ biến nhưng thực sự lại không chính xác. Lý do là いたします (Itashimasu) vốn được dùng để thể hiện sự khiêm nhường (thuộc khiêm nhường ngữ), vì vậy cách nói tôn kính chính xác phải dùng trong trường hợp này là 「どちらになさいますか?」(Dochira ni nasaimasuka?)

2. 〜でよろしかったでしょうか?

(~ de yoroshikatta deshou ka? – ~ được / đúng chứ ạ?)

Thông thường trong các cửa tiệm, khi nhân viên muốn xác nhận với khách hàng về sản phẩm đã chọn, họ sẽ hỏi:「商品はこちらでよろしかったでしょうか。」(Shouhin wa kochira de yoroshikatta deshou ka? – Sản phẩm là đây đúng chứ ạ?). Tuy nhiên, よろしい được dùng với thể quá khứ thành よろしかった là không chính xác. Trong trường hợp này các bạn hãy dùng 「〜でよろしいでしょうか。」(~ de yoroshi deshou ka) nhé!

3. 〜円になります。

(~ en ni narimasu – Số tiền là ~ yên)

Đây là lối nói mà các nhân viên thường dùng khi thanh toán cho khách hàng. Mặc dù hầu hết người Nhật đều công nhận và dùng nó rất phổ biến, song đối với người học tiếng Nhật vẫn nên học một cách bài bản. Ở trường hợp này mẫu câu thường thấy là「お会計◯◯円になります」(O kaikei ◯◯ en ni narimasu – Tiền thanh toán là ◯◯ yên ạ). Tuy nhiên「〜円でございます」(~ en de gozaimasu) mới là cách nói chính xác.

4. 〜からお預かりします。

(~ kara o azukarishimasu – Tôi xin nhận từ ~)

Tương tự như trên, cách nói này thường được sử dụng khi nhân viên thanh toán cho khách hàng và nó thực sự không chính xác. Ví dụ cụ thể, thay vì dùng「1,000円からお預かりします」(1000 en kara o azukarishimasu) bạn nên dùng「1,000円お預かりします」(1000 en o azukarishimasu) sẽ chính xác hơn. Nói cách khác から trong câu trên là phần thừa, hoàn toàn không cần thiết.

Những lỗi dùng kính ngữ hay gặp trong kinh doanh với cấp trên

loi sai thuong gap khi dung kinh ngu voi cap tren

1. どうしますか?

(Doushimasuka? – Làm thế nào ạ?)

Không nên sử dụng cách nói này khi giao tiếp với cấp trên bởi nó không bao hàm ý tôn kính với bậc bề trên. Thay vào đó, bạn hãy dùng câu いかがいたしますか?

2. とんでもございません。

(Tondemo gozaimasen – Không có gì to tát đâu / Không dám đâu)

とんでもない vốn là một từ ngữ không tách rời. Do đó khi chuyển sang dạng câu kính ngữ, không thể chỉ chuyển ない thành ございませんđược. Cách nói chính xác trong trường hợp này phải làとんでもないことです (Tondemonai koto desu).

3. あの~人事の方は…

(Ano ~ Jinji no kata wa … – Ừm ~ Người bên nhân sự …)

Trong giao tiếp với cấp trên, nếu bạn sử dụng 「あの~」(Ano – ừm ) hoặc「え~と」 (E~to – ừm) sẽ được xem là khá thất lễ. Do đó, trước khi định nói gì đó hãy suy nghĩ và chuẩn bị thật kỹ trước.

4. 資料は拝見されましたか?

(Shiryou wa haiken saremashitaka? – Anh / chị đã xem tài liệu giúp tôi chưa ạ?)

Trường hợp này sử dụng 拝見 (Haiken – xem) thay cho 見る (Miru – xem) là một sai lầm bởi 拝見 là thể khiêm nhường chứ không phải thể tôn kính của động từ 見る. Cách dùng chính xác phải là 資料はご覧いただけましたか? (Shiryou wa go ran itadakemashitaka? – Anh chị đã xem giúp tôi tài liệu chưa ạ?).

5. 分かりません。

(Wakarimasen – Tôi không biết)

Cách nói này không tạo cảm giác ý tôn kính cho người nghe. Bạn nên dùng 存じ上げません。(Zonji agemasen – Tôi không biết).

6. 大丈夫です。

(Daijoubu desu – Thôi ạ)

大丈夫ですđược dùng trong trường hợp bạn muốn từ chối lời đề nghị hay một ưu tiên nào đó từ đối phương. Tuy nhiên nếu đổi lại là cấp trên, tuyệt đối không nên dùng cách nói thông thường này. Để từ chối một cách vừa lịch sự vừa phải phép, hãy dùng 結構です。(Kekko desu – Dạ thôi ạ)

7. 御社 và 貴社

(Onsha và Kisha – Quý công ty)

Cả hai cách gọi này đều mang tính tôn kính. Tuy nhiên trong hội thoại hàng ngày bạn chỉ nên dùng 「御社」(Onsha – Quý công ty). 「貴社」là dành cho văn bản ghi chép. Bởi cách phát âm dễ gây nhầm lẫn với những từ đồng âm khác nghĩa như: 記者 (Kisha – Kí giả) hay 汽車 (Kisha – Tàu hỏa).

Trên đây là những lỗi dùng kính ngữ hay gặp trong kinh doanh mà các bạn nên lưu ý. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn tránh được những sai sót đáng tiếc trong giao tiếp khi dùng kính ngữ. Đặc biệt là đối với môi trường kinh doanh – nơi luôn đề cao sự chuyên nghiệp cũng như độ chính xác cao của mọi thông tin. Chúc các bạn chinh phục kính ngữ thành công!

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *