Tất tần tật về Thể bị động trong tiếng Nhật
Thể bị động trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật cũng như trong nhiều ngôn ngữ. Có rất nhiều trường hợp chủ thể bị tác động hay ảnh hưởng bởi một hành động hay tình trạng này đó. Đó là lúc chúng ta cần dùng tới thể bị động. Trong bài viết này Tự học online sẽ giới thiệu tới các bạn cách chia, cách dùng và các cấu trúc của thể bị động trong tiếng Nhật
Mục lục
Cấp độ :
Thể bị động trong tiếng Nhật được giới thiệu trong câp độ : Ngữ pháp N4 và Ngữ pháp N3
Cách chia thể bị động trong tiếng Nhật (受身)
Với động từ nhóm 1 (động từ ngũ đoạn) : đổi cột /u/ tận cùng trong dạng từ điển thành cột /a/ rồi thêm れる. Ví dụ : 買う(かう)→ 買われる(かわれる) : bị mua . 飲む(のむ)→ 飲まれる(のまれる): bị uống .
Với động từ nhóm 2 (động từ nhất đoạn) : thì bỏ る và thêm られる. Ví dụ : 食べる(たべる)→ 食べられる bị ăn. 見る(みる)→ みられる : bị nhìn thấy.
Với động từ nhóm 3 : 来る sẽ được biến đổi thành こられる. する sẽ được biến đổi thành される
Mẫu câu bị động tiếng Nhật 1 : NがVられる
Ý nghĩa :
N bị/được tác động bởi động từ V. Mẫu câu này được sử dụng khi chủ ngữ nhận một động tác hay một tác dụng V nào đó. Thường được sử dụng trong các câu thông tin, khi mà chủ thể của hành động không được xác định, hoặc cũng không cần phải chỉ rõ ra.
Ví dụ :
この本の説明は詳しく書かれていません
このほんのせつめいはくわしくかかれていません
Sự giải thích trong cuốn sách này không được viết chi tiết.
入学式は、このホールで行われます。
にゅうがくしきは、このホールでおこなわれます。
Lễ nhập học được tổ chức tại tòa nhà này
この建物は300年前に建てられました。
このたてものは300ねんまえにたてられました。
Toà nhà này được xây dựng cách đây 300 năm
Mẫu câu bị động tiếng Nhật 2 : N1がN2に(よって/から)Vられる
Ý nghĩa :
Chủ ngữ N1 bị N2 (chủ thể của hành động) tác động tới bằng hành động V (bị N làm V)
Khi chúng ta muốn nói tới chủ thể gây ra hành động mà chủ ngữ của câu chịu tác động, chúng ta chỉ cần thêm chủ thể của hành động (N) vào trước に + động từ được chia ở thể bị động.
Mẫu câu này thường được sử dụng trong các câu mô tả sự việc hoặc cung cấp thông tin. Chủ thể của hành động được đánh dấu bằng に hoặc によって. によって được sử dụng khi chủ thể của hành động (N2) làm ra các tác phẩm, công trình kiến trúc, công trình xây dựng… Hoặc được sử dụng trong các tình huống trang trọng.
から cũng có thể được dùng để đánh dấu chủ thể tác động. Tuy nhiên に được sử dụng nhiều hơn.
Ví dụ :
漫画はよく若いサラリーマンに読まれている
まんがは よく わかいサラリーマンによまれている
Truyện tranh (manga) rất hay được đọc bởi những người làm công ăn lương trẻ tuổi
そのお寺は地元の住民によって建てられた
そのおてらは じもとのしゅうみん によって たてられた
Ngôi chùa đó được người dân địa phương xây dựng
夜中に騒いだから、近所の人に注意されてしまった
よなかに さわいだから、きんじょのひとに ちゅうい されてしました
Vì tôi làm ồn vào lúc nửa đêm, nên tôi đã bị hàng xóm nhắc nhở.
兄に殴られた
あにになぐられた
Bị anh trai đấm
Mẫu câu bị động tiếng Nhật 3 : Thụ động gián tiếp
Ý nghĩa và cách dùng
Dùng khi chủ ngữ bị phiền phức do một tình trạng nào đó. Trong câu này chỉ sử dụng に, không sử dụng によって hay から
Ví dụ
忙しい時に、客に来られて、何もできなかった
いそがしいときに、きゃくにこられて、なにもできなかった
Trong lúc bận rộn thì lại bị khách ghé chơi, do vậy tôi không làm được gì cả
雨に降られて、服がぬれてしまった。
あめにふられて、ふくがぬれてしまった。
Tôi bị dính mưa (bị mưa nó rơi trúng người), nên quần áo ướt hết sạch
Mẫu câu bị động tiếng Nhật 4 : N1がN2にN3をVられる
Ý nghĩa và cách dùng
Trong câu này thì N1 là chủ ngữ, N2 là chủ thể của hành động. N3 là đối tượng chịu sự tác động của động từ. N3 thường là danh từ thuộc sở hữu của N1. Mẫu câu này dùng để diễn tả ý nghĩa : Do hành động V tác động vào đối tượng N3 mà chủ ngữ N1 bị phiền phức…
Ví dụ
私は電車の中で、知らない人に足を踏まれた
わたしは でんしゃのなかで、しらないひとに あしをふまれた
Tôi bị người lạ dẫm vào chân khi ở trên tàu điện.
先生に発音を褒められて、日本語が好きになった
せんせいに はつおんをほめられて、にほんごがすきになった
(Tôi) được thầy giáo khen phát âm tốt, nên tôi trở nên thích tiếng Nhật
Ngoài ra trong nhiều trường hợp N3 không nhất thiết phải thuộc sở hữu của N1 :
狭い部屋でタバコを吸われて、本当に気持ち悪かった.
せまいへやのなかで タバコをすわれて、ほんとうに きもちわるかった
Trong căn phòng chật trội, bị người lạ hút thuốc (gây ảnh hưởng tới mình), thực sự là khó chịu
次々に料理を出されて、とても食べきれなかった
つぎつぎに りょうりをだされて、とてもたべらきれなかった
Thức ăn được mang ra liên tiếp, tôi thực sự không thể ăn hết được
Với những câu bị động tiếng Nhật thuộc dạng này, chủ thể của hành động thường không được nói ra. Nếu được đề cập thì sẽ được đặt sau に. Không dùng によって hay から cho trường hợp này.
Trên đây là nội dung kiến thức tổng hợp về Thể bị động trong tiếng Nhật. Mời các bạn cùng học các cấu trúc ngữ pháp khác trong chuyên mục : ngữ pháp tiếng Nhật
We on social : Facebook - Youtube - Pinterest