Tổng hợp ngữ pháp chỉ sự suy đoán

Tổng hợp ngữ pháp chỉ sự suy đoán

Tổng hợp ngữ pháp chỉ sự suy đoánTổng hợp ngữ pháp chỉ sự suy đoán nhé (phần tiếp theo)

に決まっている (nikimatteiru)

Cách kết hợp:N/A/Vに決まっている

Diễn tả sự suy đoán một cách chắc chắn của người nói. Khi chủ trương một nội dung hoàn toàn khác với sự suy đoán của người nghe thì ta dùng dạng.

Ví dụ

このクラスの中で一番頭がいい子といえば田中さんに決まっている。
Trong lớp học này nếu nói học sinh thông minh nhất thì chắc chắn là anh Yamanaka.

あの人は高橋さんに決まっている。
Người đó chắc chắn là anh Takahashi.

Chú ý: Cách nói này đồng nghĩa với「にちがいない」 trong văn nói.

のだろう (nodarou)

Cách kết hợp:
N/Aな+のだろう
Aい/Vのだろう

Diễn tả ý nghĩa suy đoán, phán đoán của người nói liên quan tới tình huống, sự việc (ví dụ như nguyên nhân, lí do). Phát âm xuống giọng ở cuối câu.

Ví dụ

彼女が風邪を引いた。最近風がだんだん強く吹いているのだろう。
Cô ấy đã bị cảm. Có lẽ dạo gần đây gió thổi mạnh lên.

どこでも歓迎されているから、あの俳優は優秀な俳優のだろう。
Vì đi đến đâu cũng được hoan nghênh nên có lẽ diễn viên đó là diễn viên ưu tú.

まい (mai)

Diễn tả ý suy đoán của người nói hàm ý “có lẽ là không”.

Ví dụ

この悲しさは彼らには分かるまい。
Nỗi buồn này chắc họ không thể hiểu được.

あの話を語ると誰でも信じてくれるまい。
Hễ kể câu chuyện đó thì chắc có lẽ không ai tin tôi.

Chú ý: Việc sử dụng cấu trúc này trong văn nói là rất hiểm nhưng trong câu trích dẫn với「…ないだろう」 thì có thể dùng được. Đây là cách nói trang trọng, có tính văn viết.

まず…だろう/…まい (mazu…darou/…mai)

Diễn tả ý suy đoán, phán đoán một cách chắc chắn của người nói.

Ví dụ

田中社長が辞職すると田中さんはまず次の社長になる間違いあるまい。
Hễ giám đốc Tanaka từ chức thì anh Takahashi chắc sẽ trở thành giám đốc tiếp theo thôi.

私の意見に賛成する人がまずあるまい。
Chắc không có người nói tán thành ý kiến của tôi.

Chú ý: Cụm từ 「まず…まい」có nghĩa là「まず…ないだろう」, nhưng là một cách nói trang trọng có tính chất văn viết. Khi không đi cùng「だろう」 thì suy đoán tỏ ra mạnh và chắc chắn hơn.

みたいだ (mitaida)

Diễn tả ý suy đoán mang tính chủ quan của người nói dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của bản thân mình như nhìn, nghe, ngửi,… Ngược lại, khi diễn đạt ý suy đoán dựa trên thông tin gián tiếp thì sử dụng「らしい」, còn khi nói lại nguyên văn những gì nghe đươc thì dùng「そうだ」.

Ví dụ

田中さんは佐藤さんのことがあまり好きではないみたいだ。
Có vẻ anh Tanaka không thích cô Sato cho lắm.

最近春樹中村作家の新しい小説は面白いみたいだ。
Cuốn tiểu thuyết mới của tác giả Haruki Murakami gần đây có vẻ thú vị.

Chú ý: Hai hình thức 「…みだいだ」、「…みたいだった」mang ý nghĩa khác nhau.「Vたみたいだ」 nói về kết quả suy đoán của một việc đã xảy ra trong quá khứ mà người nói đang suy đoán tại thời điểm hiện tại. Còn 「Vたみたいだった」thì diễn đạt ý người nói đã suy đoán như vậy tại một thời điểm trong quá khứ.
Không dung cấu trúc này khi trực tiếp miêu tả thứ mình đang nhìn vào.

もしかしたら…か (moshikashitara…ka)

Diễn tả ý người nói không tự tin lắm về phán đoán của mình. Thường dịch là “…không chừng… chăng”.

Ví dụ

もしかしたら彼女は私の名前を忘れたじゃないか。
Phải chăng cô ấy đã quên tên tôi rồi?

A:「もしかしたらあの人は有名な野原先生か。」
B:「ううん、違いますよ」
A: “Không chừng người kia là thầy giáo Nohara nổi tiếng chăng”
B: “Không, cậu nhầm rồi”.

Chú ý: Sử dụng chung với những cách nói biểu thị ý nghi vấn như 「…か」、「じゃない?」. Cũng nói là 「もしかすると」、「もしかして」、「ひょっとして」

もしかしたら…かもしれない (moshikashitara…kamoshirenai)

Diễn tả ý suy đoán của người nói ở mức độ tin rằng có một sự việc như vậy. Cách nói này diễn tả hàm ý người nói không tự tin lắm vào phán đoán của mình.

Ví dụ

もしかしたら今バスが込んでいるかもしれない。
Có lẽ bây giờ xe bus đang đông.

もしかしたらあの人は私にまだ怒っているかもしれない。今日一言も私と言わないのだ。
Có lẽ  hắn ta vẫn đang tức giận với tôi. Vì cả hôm nay hắn cũng không nói một lời nào với tôi cả.

Chú ý: Sử dụng chung với những cách nói suy đoán như「…かもしれない」、「…のではないだろうか」 . Cũng nói là 「もしかすると」、「もしかして」、「ひょっとして」

ものとおもう (monotoomou)

Cách kết hợp: Câu + ものとおもう

Diễn tả sự tin tưởng chắc chắn vào một điều gì đó.

Ví dụ

今度はちゃんと練習したので、大学に合格するものとおもう。
Lần này tôi đã luyện tập hẳn hoi nên tôi tin chắc sẽ đỗ đại học.

僕は彼が来るものとおもう。
Tôi tin chắc anh ấy sẽ đến

Chú ý: Cách nói có 「もの」là cách nói trang trọng, thường dùng trong văn viết

ものとおもわれる (monotoomowareru)

Diễn tả ý nghĩa suy đoán, thường sử dụng trong hội thoại hoặc văn bản trang trọng

Ví dụ

彼女はぜひ来るものとおもわれる。約束したからね。
Chắc cô ấy nhất định sẽ đến. Vì đã hứa rồi mà

この子はいつもうそを言ったから、さっき話した話は本当ではないものとおもわれる。
Thằng nhóc đấy lúc nào cũng nói dối nên câu chuyện nó vừa nói lúc nãy chắc không phải thật đâu

ようか (youka)

Cách kết hợp :Vよう+か (V chí hướng)

Diễn tả sự nghi vấn hoặc phản ngữ (có ý nghĩa ngược lại) của người nói.

Ví dụ

私たちのチームで努力しない人があろうか。
Chẳng lẽ trong đội chúng ta lại có người không nỗ lực ư?

優しい彼は君を殴るなんてあろうか。
Chẳng lẽ hiền lành như anh ấy mà lại đánh cậu à1

Chú ý: Đây là cách nói mang tính văn viết của 「だろうか」

ようだ (youda)

Diễn tả ý suy đoán hoặc ấn tượng của người nói về sự việc. Cấu trúc này được sử dụng cho những phán đoán được nắm bắt qua thị giác, thính giác, vị giác, cảm giác trên cơ thể người nói hoặc quan sát của người nói.

Ví dụ

外は雨が降っているようだ。
Bên ngoài hình như đang mưa.

彼女は風邪にかかったようだ。
Cô ấy hình như bị cảm rồi.

Chú ý: Trong trường hợp tiếp nhận những sự việc đã được nói ở trước đó thì sử dụng「そのようだ」、「そんなようだ」 . Đây là cách nói mang tính gián tiếp, uyển ngữ. được dùng để diễn đạt theo hướng giảm nhẹ đối tượng, tránh khẳng định dứt khoát. Thường đi chung với các từ「どうやら」、「どうも」、「何となく」、「なんだか」 . Trong văn nói thân mật thì người ta sử dụng「みたいだ」.

Trên đây là bài học: Tổng hợp ngữ pháp chỉ sự suy đoán. Tự học tiếng Nhật hi vọng bài viết này có ích đối với bạn. Tham khảo những bài viết khác trong chuyên mục: Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!