Cách phân biệt đồng 1 man yên thật và giả

Cách phân biệt đồng 1 man yên thật và giả

Cách phân biệt đồng 1 man yên thật và giả. Mặc dù số vụ phát hiện tiền Yên giả, đặc biệt là tiền giấy và tiền có mệnh giá cao là rất ít. Tuy nhiên, nếu chẳng may nhận về 1 tờ tiền lạ lạ mà chúng ta không biết cách phân biệt thì cũng đáng để lo lắng. Trong bài viết này, Tự học online xin giới thiệu tới các bạn 1 số dấu hiệu để nhận biết tờ 1 man thật. Đây là các dấu hiệu dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường. Chỉ cần nhớ 1 vài dấu hiệu chính này, các bạn có thể dễ dàng phân biệt được tờ tiền 1 man thật và tờ tiền 1 man giả.

Xem thêm : Những thông tin thú vị về đồng Yên Nhật

Nhận biết bằng xúc chạm và âm thanh :

Tờ tiền 1 man có độ cứng nhất định, khi cầm phẩy phẩy sẽ có âm thanh khá đặc trưng. Bạn nào chưa quen có thể luyện thử có quen với cảm giác tờ tiền và âm thanh của nó 😉 . Cách này hơi khó, chúng ta sẽ tập trung vào các cách phân biệt đồng 1 man yên thật và giả bằng thị giác thì chính xác hơn 😉

Nhận biết bằng mắt thường :

Chúng ta có 1 tờ tiền mẫu mới nhất như sau :

1 van yen mau

見本 (mihon) là chữ đánh dấu tiền mẫu. 2 dấu gạch đỏ cũng vậy. Các bạn không cần chú ý tới nó mà chỉ cần chú ý tới vị trí các chữ số màu đỏ trên tờ tiền. Đó là vị trí đánh dấu các điểm chúng ta sẽ dùng để phân biệt đồng 1 man yên giả

Vị trí số 1.

Đây là vị trí có lớp phản quang. Nếu nhìn trực diện, các bạn sẽ không thấy lớp phản quang màu hơi đỏ, bóng sáng tại đây. Khi soi nghiêng tại chỗ có ánh sáng các bạn sẽ thấy 2 vệt phản quang ở 2 bên tờ tiền.

Vị trí số 2.
Ảnh Chìm trên tờ 1 vạn Yên
Ảnh Chìm trên tờ 1 vạn Yên

Tại hình tròn trắng to ở giữa đồng tiền này có hình in chìm. Đó là hình của  福澤 諭吉(ふくざわ ゆきち – Tham khảo thêm tại bài Tỷ giá Yên Nhật và những điều chưa biết về Yên Nhật). Nhìn bình thường sẽ không thấy rõ. Nhưng khi đưa thẳng lên, nhìn trực diện xuyên qua (như soi gương) sẽ thấy rất rõ.

Vị trí số 3

Tùy vị trí góc nhìn và điều kiện ánh sáng. Chúng ta có thể thấy chữ 10000 và hình tròn có dấu chấm ở giữa (thực ra là chữ Nhật ). Khi nhìn ngang, chúng ta sẽ thấy những bông hoa Sakura ở xung quanh :

Hoa văn sakura tren tờ 1 vạn Yên
Hoa văn sakura tren tờ 1 vạn Yên
Vị trí số 4 và 5

Hình ảnh chữ 1 vạn Yên (chữ cổ) được in chìm. Khi sờ vào đó, ta sẽ thấy sần sần, chữ bị chìm hẳn xuống.

Chữ 1 vạn Yên này chìm xuống hơi hiện sang mặt sau 1 chút (5).

Vị trí số 6

Tại vị trí này nếu nhìn trực diện, chúng ta sẽ thấy biểu tượng sau :

menh gia 1 van yen

Khi nhìn nghiêng 1 chút, chúng ta sẽ thấy số 10000

menh gia 1 van yen 2

Ngoài ra tại mặt sau góc phải trên, chúng ta sẽ thấy biểu tượng của ngân hàng Nhật Bản

hinh anh ngan hang nb

Trông giống cái mắt, thực chất là chữ (Nhật) được viết cách điệu thành hình tròn.

Thông tin thêm :

Tiền giấy của Nhật được làm từ hỗn hợp 3 loại vỏ cây, làm cho tờ tiền cứng, hơi khó thấm nước (ngâm hoặc nhúng lâu chút vẫn thấm bình thường 😉 Nếu bị thấm nước, có thể để tự nhiên cho khô. Không nên dùng ở máy bán hàng tự động sau khi bị thấm nước hoặc rách… Nếu cảm thấy không yên tâm, có thể ra ngân hàng xin đổi tờ khác 😉 . Tiền Yên Nhật thường có màu vàng nhạt, tờ mệnh giá càng cao thì độ vàng càng sậm. Mực được in có độ từ tính, tạo ảnh có phản quang. Đó là những đặc điểm làm cho tiền Nhật khó làm giả.

Làm giả hoặc tiêu thụ tiền Yên giả là tội nặng ở Nhật. Nếu bạn phát hiện tiền giả, bạn hãy báo cho đồn cảnh sát nơi gần nhất. Đừng vì tiếc mà cố tiêu, rất nguy hiểm 😉 . Nếu báo đúng, bạn sẽ được nhận số tiền đúng bằng số tiền báo 😉

Tham khảo thêm : Tỷ giá Yên Nhật và những điều chưa biết về Yên Nhật

Lưu ý :

Rất hiếm gặp, nhưng tờ phía dưới là tiền 1 vạn Yên cũ, không phải tiền giả 😉

1 man yen cu

Trên đây là nội dung các cách phân biệt đồng 1 man yên thật và giả. Hi vọng các bạn có thể nhớ cho mình 1 vài cách để dùng tới khi cần. Mời các bạn xem các bài viết tương tự trong chuyên mục : Kinh nghiệm sống tại Nhật Bản hoặc Văn hóa Nhật Bản.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!