Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Kinh nghiệm sống tại Nhật Bản

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản

Trong nội dung bài viết sau đây, Tự học online sẽ tổng hợp và hướng dẫn các bạn một cách chi tiết về thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản. Hãy lưu lại nếu bạn có nguyện vọng muốn bảo lãnh bố mẹ, vợ chồng hoặc bạn bè sang thăm, chơi, du lịch ngắn ngày nhé!

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản

Visa tạm trú ngắn hạn – 短期滞在ビザ

Đây là dạng visa mà người được cấp có thể lưu trú tại Nhật trong khoảng thời gian ngắn hạn: 90 ngày.

Có 3 dạng chính của visa tạm trú ngắn hạn:

– 短期商用等 (Tanki shouyoutou) : Mục đích tham dự hội nghị, giao lưu văn hóa, giao lưu thể thao, đàm phán kinh doanh, ký kết hợp đồng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường.

– 親族・知人訪問等 (Shinzoku chijin houmontou) : Mục đích thăm thân của người được mời. Bao gồm bố mẹ vợ chồng, họ hàng gần (trong vòng 3 đời), bạn bè thân thiết.

– 観光 (Kankou) : Mục đích du lịch.

* Trong phạm vi bài viết chỉ hướng dẫn thủ tục xin visa ngắn hạn diện thăm thân.

Đối tượng bảo lãnh / đối tượng mời – 身元保証人 / 招へい人

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản

– Người có visa vĩnh trú

– Người có visa định cư

– Người có vợ / chồng là người Nhật

– Người có quốc tịch Nhật Bản

– Người có visa làm việc dài hạn. Không bao gồm visa diện xuất khẩu lao động

– Người có visa nghiên cứu sinh, du học sinh cấp senmon trở lên

– Người có visa hoạt động đặc biệt có thời gian lưu trú dài hạn

Đối tượng được bảo lãnh / đối tượng được mời – 申請人

Đối tượng được bảo lãnh / đối tượng được mời là: bố mẹ, vợ chồng, họ hàng gần (trong vòng 3 đời), bạn bè. Đây chính là người trực tiếp xin visa do đó gọi chung là người đăng ký 申請人 (Shinseijin).

Thủ tục bảo lãnh / mời người thân sang Nhật

Hồ sơ người bảo lãnh / người mời ở Nhật cần chuẩn bị

1. Giấy lý do mời (招へい理由書 – Shouhei riyuusho). Download tại đây.

Tham khảo mục đích mời (招へい目的):

母であるビザ申請人を日本へ呼び、私の家族と一緒に過ごすため。また、一緒に観光をするため。
Hahadearu biza shinsei hito wo Nihon e yobi, watashi no kazoku to issho ni sugosu tame. Mata, issho ni kankou wo suru tame.
Tôi mời người đăng kí visa là mẹ tôi sang Nhật để gia đình được đoàn tụ cùng nhau. Ngoài ra còn để cùng nhau đi du lịch.

Về phần giải trình lý do mời (招へい経緯) nếu quá dài có thể viết sang một tờ giấy giải trình riêng. Khi đó, bạn có thể ghi vắn tắt ở phần này là:

招へい経緯書については、後の項目で詳しくご説明します。
Shouhei ikisatsu-sho ni tsuite wa, ato no koumoku de kuwashiku go setsumei shimasu.
Giải trình lý do mời sẽ được giải thích chi tiết ở phần sau.

Nếu không, cách tốt nhất là hãy viết thật ngắn gọn vừa đủ phần giấy trống.

cach ghi

2. Giấy tờ liên quan tới lý do mời nếu người bảo lãnh là người Nhật hoặc có vợ / chồng là người Nhật: bản sao sổ hộ khẩu.

3. Lịch trình tại Nhật của người được bảo lãnh / được mời (滞在予定表 – Taizai yoteihyou). Download tại đây.

Phần này cần ghi chi tiết ngày tháng sẽ ở đâu, đi đâu. Nếu có đi du lịch cần ghi thêm cả địa chỉ khách sạn. Nên có nội dung nhiều một chút.

4. Danh sách người được bảo lãnh (申請人名簿 – Shinsei jinmeibo) (nếu mời từ 2 người trở lên). Download tại đây.

5. Phiếu công dân (住民票 – Juumin hyou)

6. Bản copy thẻ lưu trú (在留カード – Zairyuu kaado)

7. Nếu là du học sinh có thể chuẩn bị thêm bảng tổng kết thành tích cuối kỳ (成績表 – Seisekihyou)

Nếu người mời trả chi phí cần nộp thêm giấy tờ sau:

8. Giấy bảo lãnh (身元保証書 – Mimoto hoshousho). Download tại đây.

9. Tài liệu chứng minh tài chính của người bảo lãnh:

– Giấy chứng nhận nộp thuế do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)

– Giấy chứng nhận thu nhập do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)

– Giấy chứng nhận nộp thuế do sở thuế cấp

– Bản sao giấy đăng ký nộp thuế (bản có đóng dấu thụ lý của sở thuế)

– Cũng có trường hợp Đại sứ quán yêu cầu thêm giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng

Lưu ý:

– Chuẩn bị sẵn con dấu để đóng xác nhận giấy tờ.

– Những giấy tờ trong hồ sơ phải là giấy tờ mới chuẩn bị trong vòng 3 tháng gần nhất.

– Người bảo lãnh phía Nhật Bản sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết hãy gửi chúng cho người xin visa ở phía Việt Nam (nên gửi chuyển phát nhanh EMS để giấy tờ tới nhanh và không bị thất lạc). Người ở phía Việt Nam cần tới Đại sứ quán / Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam để nộp hồ sơ xin visa. Bao gồm: hồ sơ nhận được từ phía Nhật Bản cùng một số giấy tờ cần thiết khác. Những giấy tờ cần thiết này là gì, mời các bạn cùng theo dõi mục dưới đây.

Hồ sơ người được bảo lãnh / người được mời ở Việt Nam cần chuẩn bị

Bên cạnh những giấy tờ nhận được từ người bảo lãnh phía Nhật Bản, người được bảo lãnh phía Việt Nam cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau đây để hoàn thiện hồ sơ.

1. Hộ chiếu (bản gốc)

2. Giấy xin cấp visa ビザ申請書 (bản gốc)

3. Ảnh 4.5×4.5 cm chụp trong vòng 6 tháng gần nhất

4. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh / người mời. Nếu là người trong gia đình: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu. Nếu là bạn bè: ảnh chụp chung, thư từ, email, thống kê cuộc gọi quốc tế. (bản gốc và bản copy)

5. Giấy tờ đặt trước vé máy bay. Chỉ cần đặt trước, không nên thanh toán tiền vé khi chưa chắc chắn có visa. Sau khi đặt hãy kiểm tra email xác nhận đặt chỗ yêu cầu thanh toán từ hãng bay. Bạn chỉ cần in phần xác nhận đặt chỗ ra là được. Vé không thanh toán đúng thời hạn sẽ bị hủy nên không cần lo lắng. (bản gốc)

6. Nếu người được mời trả chi phí, cần chuẩn bị thêm giấy tờ chứng minh tài chính: số dư tiền gửi ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập v…v… (bản gốc. ).

Một số câu hỏi thường gặp

Chứng minh tài chính cần gửi ngân hàng bao nhiêu?

Bạn cần có tài khoản tiết kiệm đã được gửi trên 1 tháng. Số dư khoảng trên 200 triệu. Bạn nên ra ngân hàng xin giấy chứng nhận số dư tiền gửi Ngân hàng có dấu của ngân hàng.

Nơi nộp hồ sơ đi Nhật

Bạn có thể gửi hồ sơ qua các đại lý ủy thác do Đại sứ quán Nhật chỉ định. Tuy nhiên một số đại lý có thể gây khó (đòi thêm giấy tờ, đòi phí khá cao ‘ 99k -1.5 triệu cho hồ sơ người thân sang Nhật). Với hồ sơ người phụ thuộc, các bạn có thể trực tiếp tới Đại sứ quán Nhật để nộp

Xem thêm: Thủ tục xin giảm thuế cuối năm tại Nhật.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản. Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn thông tin tham khảo hữu ích giúp các bạn bớt bỡ ngỡ khi gặp tình huống thực tế! Chúc các bạn thành công!

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *