Học kanji qua thơ văn 1

Học kanji qua thơ văn 1Học kanji qua thơ văn 1

Học kanji qua thơ văn. Học kanji là một trong những trở ngại đối với người học tiếng Nhật, cho dù chữ Kanji rất đẹp và tiện lợi. Cái khó của Kanji phần nhiều nằm ở cách viết, mỗi chữ được ghép bởi nhiều bộ phận khác nhau, đã vậy 1 chữ lại còn có âm On (âm hán Nhật) và âm Kun (âm thuần Nhật) thật rắc rối, nhất là âm thuần Nhật, nhiều từ rất khó nhớ. Học một từ nhiều khi đã khó, vậy mà cứ mỗi từ lại phải học hầu như là từ đầu, cứ lặp đi lặp lại 2000 lần mới nắm được hết các chữ thông dụng (Kanji có khoảng 2000 chữ thông dụng), trong khi chúng ta học chữ la tinh, chỉ cần nhớ ABC… 1 lần mấy chục chữ, sau cứ thế ghép là xong.

Khó khăn trong học Kanji là khó khăn chung của người học chữ Hán (bởi Kanji là bắt nguồn từ chữ Hán), và trong quá trình học như vậy, ông cha ta đã đúc kết sáng tạo ra những câu thơ, văn, cách tư duy… để làm cho việc học chữ Hán dễ dàng hơn. Trong bài viết này, Tự học online xin giới thiệu với các bạn cách học Kanji qua thơ văn, Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng Tự học tiếng Nhật online hi vọng chúng có thể giúp các bạn đang học tiếng Nhật học Kanji một cách dễ dàng hơn.

có thể bạn quan tâm : cách học chữ Kanji hiệu quả

Học kanji qua thơ văn

1. (âm Hán Việt : An): Ở trên là bộ 宀 miên => mái nhà mái che, Ở dưới là bộ nữ => nữ giới, con gái, đàn bà Giải thích : =>Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “an” toàn). Ví dụ: 安全 (anzen) – An Toàn

2. 忍(Âm Hán Việt : Nhẫn): Ở trên là bộ đao (còn viết là : 刂) => con dao, cây đao (vũkhí). Ở dưới là bộ心 tâm (còn viết là : 忄)=> quả tim, tâm trí, tấm lòng

Giải thích :  Nếu Dao kề tới sát tim rồi mà bạn vẫn chịu được => bạn biết Nhẫn chịu. Nhẫn không phải là hèn nhát mà là sự dũng cảm phi thường.

Ví dụ : 忍者 (ninja) : Ninja, nhẫn giả

3. (Âm Hán Việt : Nam ) Ở trên là bộ điền => ruộng. Ở dưới là bộ力 lực => sức mạnh

Giải thích :  Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai => người đàn ông, nam giới.

Ví dụ: 男性 (dansei) : Nam giới

4. (Tâm): “Đêm thu gió lọt song đào. Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời”

Giải thích  : chữ Tâm =  Nửa vầng trăng khuyết (phần kéo xuống dưới, sang phải và hất lên) + 3 sao giữa trời (3 nét bên trên) là các nét của chữ Tâm .

Ví dụ: 心臓 (shinzou) : trái tim (tâm tạng)

5. : “ Lưỡng nhật () bình đầu nhật. Tứ sơn () điên đảo sơn. Lưỡng vương () tranh nhất quốc. Tứ khẩu () tung hoành gian”

Giải thích : =>Qua câu này chúng ta nhớ thêm được cả 4 từ:

– Nhậ t: – 2 chữ nhật đặt vuông góc với nhau ra chữ Điền田
– Sơn :   – 4 chữ Sơn quay theo 4 chiều chập vào nhau ra chữ Điền:
– Vương :   – 2 chữ Vương đối đầu vuông góc và chập vào nhau cũng ra chữ田
– Khẩu : – 4 chữ Khẩu đứng gần nhau ra chữ Điền

6. 德 (Đức) : Đây là chữ Hán gốc “Chim chích mà đậu cành tre. Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”

(Bên trái có bộ彳 xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm. Bên trên có chữ thập: . Dưới chữ十 là chữ Tứ: . Dưới nữa là chữ Nhất: ; Dưới cùng là chữ Tâm: )

Giải thích : => Cứ theo thứ tự của câu thơ mà viết từng phần của chữ Đức sẽ thấy chữ Đức dễ viết vô cùng.

Các bạn lưu ý chữ Đức (徳) trong Kanji bỏ chữ Nhất so với chữ Hán, chúng ta có thể học theo câu thơ trên để nhớ cách viết rồi bỏ chữ Nhất đi. Hoặc thay câu Nhất đè chữ Tâm thành Bất đè chữ Tâm (có nghĩa là không có chữ nào đè chữ Tâm cả, vậy là bỏ được chữ Nhất :D)

Ví dụ : 道徳 (doutoku) : đạo đức

7.  (Lai) :  Hai người núp một gốc cây. Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao” => Ở giữa là chữ Mộc . Trong hai bên chữ Mộc có 2 chữ Nhân (đặt ngang) Giải thích : =>Hai người cứ đuổi theo nhau xung quanh gốc cây thì một lúc nào đó cũng phải đến với nhau ==> Lai

Ví dụ : 来客 (raikyaku) : khách tới chơi

8. (Nhân): Một người thì luôn hướng mặt về phía trước để đi, nếu hướng về phía sau thì là chữ – Nhập.

Ví dụ : 人生 (jinsei) : đời người. 入学(nyugaku) : nhập học

9. (Mộc): Một chữ木 có nghĩa là một cái cây. Các nét của chữ này trông giống hệt một cây thông

Ví dụ: 木造 (mokuzou) : (các sản phẩm) được tạo nên từ gỗ.

10. (Lâm): Hai chữ đứng cạnh nhau ra chữ nghĩa là rừng Lâm

Ví dụ: 森林 (sinrin) rừng rậm.

Xem thêm :

Lộ trình học tiếng Nhật từ cơ bản tới cao cấp

Tập tư duy bằng tiếng Nhật khi Tự học tiếng Nhật

Trên đây là nội dung phần 1 “Học Kanji qua thơ văn”. Mời các bạn xem tiếp phần 2 : Học Kanji qua thơ văn 2 hoặc tham khảo các cách học khác trong chuyên mục :  Cách học tiếng Nhật

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!