Cách chia động từ tiếng Nhật
Chào các bạn, trong bài viết này Tự học tiếng Nhật online xin giới thiệu tới các bạn tổng hợp cách chia động từ tiếng Nhật.
Phần lớn động từ trong tiếng Nhật đều có quy tắc, chỉ có 1 số lượng nhỏ động từ bất quy tắc trong tiếng Nhật.
Động từ tiếng Nhật được chia giống nhau cho tất cả các ngôi (số thứ 1, 2, 3, số nhiều và số ít).
Động từ thể thông thường (thể từ điển – được dùng trong từ điển) của Nhật được kết thúc bằng các từ trong cột u (trừ fu, pu, yu, zu), có duy nhất từ 死ぬ kết thúc bằng ぬ.
Nếu các bạn học theo giáo trình minna no nihongo các bạn sẽ được học thể masu trước (ikimasu, nemasu…). Do vậy có một số tài liệu hướng dẫn cách chia từ thể masu sang các thể khác (te, ta). Tuy nhiên cách chia này không tốt và có một số trường hợp không đúng. Ví dụ từ okimasu sẽ có hai cách chuyển sang thể te khác nhau : otte và okite tùy theo nghĩa của từ okimasu đó. Nếu chia từ thể từ điển thì sẽ không bị lỗi này. Do vậy, các bạn nên học lại thể từ điển của từ thể masu. Sau đó học cách chia theo xuất phát từ thể từ điển. Như vậy sẽ chuẩn xác và đỡ bị bối rối.
Các bạn có thể sử dụng bảng chia các động từ thông dụng phía dưới cho đỡ bối rối. Hoặc tham khảo thêm 100 động từ tiếng Nhật cơ bản để học các động từ gốc thể từ điển.
Các thì của động từ trong tiếng Nhật
Mục lục :
về các thì trong tiếng Nhật, động từ tiếng Nhật có các thì sau : Thì hiện tại kiêm thể tương lai (cùng cách chia, tùy tình huống mà hiểu hiện tại hay tương lai), thì quá khứ, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ tiếp diễn.
Tổng hợp các thể trong tiếng Nhật
Để chia các thì trên cũng như diễn tả các tình huống khác, động từ tiếng Nhật có các thể sau : Thể từ điển (nguyên gốc của động từ, dùng để nói về hiện tại …), thể te (để chia thể tiếp diễn… xem thêm : cách dùng động từ thể te), thể ta (nói về quá khứ…), thể masu (hiện tại hoặc tương lai lịch sự), thể bị động (chia các tình huống bị động…), thể sai khiến, thể ba, nara (nêu điều kiện), thể phủ định
Cách chia thể trong tiếng Nhật
Động từ tiếng Nhật được chia thành 3 nhóm :
Động từ tiếng Nhật nhóm 1 gồm những động từ kết thúc bằng u, tsu, ru, ku, bu, mu, su), ví dụ : kau – mua, motsu – cầm, oru – gẫy, aku – mở, yobu – gọi, nomu – uống, tasu – cộng.
Động từ tiếng Nhật nhóm 2 gồm các từ kết thúc bằng ru và có từ đứng trước nó đứng trong cột i (i, ki, mi…), hoặc cột e (e, ke, ne…), ví dụ : ikiru – sống, iru – ở, miru – nhìn , eru – nhận, kakeru – treo mắc, neru – ngủ.
Ngoài ra là những động từ bất quy tắc : suru – làm và kuru – đến nơi.
Sau đây là bảng chia động từ tiếng Nhật :
辞書形 Thể từ điển |
ます形 Thể masu |
否定形 Thể phủ định |
て形 Thể “te” |
た形 Thể “ta” |
~う -u | ~います -imasu | ~わない -wanai | ~って -tte | ~った -tta |
~つ -tsu | ~ちます -chimasu | ~たない -tanai | ||
~る -ru | ~ります -rimasu | ~らない -ranai | ||
~く -ku | ~きます -kimasu | ~かない -kanai | ~いて -ite | ~いた -ita |
~ぐ -gu | ~ぎます -gimasu | ~がない -ganai | ~いで -ide | ~いだ -ida |
~ぶ -bu | ~びます -bimasu | ~ばない -banai | ~んで -nde | ~んだ -nda |
~む -mu | ~みます -mimasu | ~まない -manai | ||
~す -su | ~します -shimasu | ~さない -sanai | ~して -shite | ~した -shita |
(~い)る -iru | ~ます
-masu |
~ない
-nai |
~て -te | ~た -ta |
(~え)る -eru | ||||
する suru | します shimasu | しない shinai | して shite | した shita |
くる kuru | きます kimasu | こない konai | きて kite | きた kita |
Các thể khác hầu hết đều dựa trên cách chia của các thể cơ bản trên. Chỉ cần nắm được cách chia các thể trong tiếng Nhật cơ bản trên, các bạn có thể chia các thể khác dễ dàng.
Ví dụ chia thể trong tiếng nhật :
Động từ | Thể masu | Phủ định | Thể “te” | Thể “ta” |
あらう arau : rửa | あらいます
araimasu |
あらわない
arawanai |
あらって
aratte |
あらった
aratta |
まつ matsu : đợi | まちます
machimasu |
またない
matanai |
まって
matte |
まった
matta |
とる toru : lấy | とります
torimasu |
とらない
toranai |
とって
totte |
とった
totta |
かく kaku “viết” | かきます
kakimasu |
かかない
kakanai |
かいて
kaite |
かいた
kaita |
いそぐ isogu“gấp” | いそぎます
isogimasu |
いそがない
isoganai |
いそいで
isoide |
いそいだ
isoida |
しぬ shinu“chết” | しにます
shinimasu |
しなない
shinanai |
しんで
shinde |
しんだ
shinda |
よぶ yobu “gọi” | よびます
yobimasu |
よばない
yobanai |
よんで
yonde |
よんだ
yonda |
のむ nomu“uống” | のみます nomimasu | のまない nomanai | のんで nonde | のんだ nonda |
はなす hanasu“nói” | はなします
hanashimasu |
はなさない
hanasanai |
はなして
hanashite |
はなした
hanashita |
みる miru “nhìn” | みます mimasu | みない minai | みて mite | みた mita |
たべる taberu“ăn” | たべます tabemasu | たべない tabenai | たべて tabete | たべた tabeta |
する suru “làm” | します shimasu | しない shinai | して shite | した shita |
勉強
benkyou“học” |
勉強します
benkyoushimasu |
勉強しない
benkyoushinai |
勉強して
benkyoushite |
勉強した
benkyoushita |
くる kuru“đến” | きます kimasu | こない konai | きて kite | きた kita |
いく đi | いきます | いかない | いって | いった |
みる nhìn | みます | みない | みて | みた |
つかう dùng | つかいます | つかわない | つかって | つかった |
かう mua | かいます | かわない | かって | かった |
しる biết | しります | しらない | しって | |
なる trở thành | なります | ならない | なって | なった |
はじめる bắt đầu | はじめます | はじめない | はじめて | はじめた |
おきる thức dậy | おきます | おきない | おきて | おきた |
おく đặt, để | おきます | おかない | おいて | おいた |
はたらく làm việc | はたらきます | はたらかない | はたらいて | はたらいた |
おしえる dạy | おしえます | おしえない | おしえて | おしえた |
すわる ngồi | すわります | すわらない | すわって | すわった |
Cách dùng các thể trong tiếng nhật
Thể ta trong tiếng nhật : được dùng để diễn tả thì quá khứ.
Cách chia thể từ điển trong tiếng nhật (thể nguyên dạng trong tiếng nhật) : Thể từ điển là dạng của động từ được lấy trong từ điển, có đuôi kết thúc bằng các âm thuộc cột /u/ (う, く, す, る…). Do vậy không cần phải chia thể từ điển trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, theo nhiều sách học tiếng Nhật thì chúng ta tiếp cận thể masu trước, do vậy nhiều người mới hỏi cách chia thể từ điển. Khi cần biết đổi từ thể masu sang thể từ điển, các bạn hãy làm ngược lại cách chuyển từ thể từ điển sang thể masu ở trên.
Thể te trong tiếng Nhật thường dùng trong các câu sai khiến, câu liệt kê, câu tiếp diễn. Xem thêm chi tiết hơn tại bài viết : trợ từ thể te
Cách chia thể ru trong tiếng nhật
Thể ru hay thể nguyên dạng trong tiếng Nhật là thể nguyên gốc trong từ điển. Thông thường sẽ không phải chia thể ru bởi bản thân nó đã vậy rồi. Thông thường chúng ta sẽ nhớ thể ru và chia chúng sang các thể khác (tham khảo bảng chia động từ tiếng Nhật phía trên).
Thể ta trong tiếng nhật
Thể ta trong tiếng Nhật chủ yếu được dùng để nói về quá khứ. Cách chia thể ta các bạn xem tại bảng phía trên.
Thể thông thường và thể từ điển
Thể từ điển hay thể ru là thể có sẵn, nguyên gốc của động từ. Còn thể thông thường bao gồm cả thể ru và thể phủ định, thể quá khứ và thể phủ định quá khứ. Ví dụ : かう là thể từ điển. Còn thể thông thường là :かう、かった、かわない、かわなかった
Động từ bất quy tắc tiếng Nhật
Về cơ bản động từ khi chia theo các thể được giải thích ở trên. Về cơ bản sẽ theo các quy tắc đó. Chúng ta chỉ gặp một số rắc rối khi chia một số động từ bất quy tắc khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật. Các bạn có thể xem danh sách chi tiết tại đây : động từ bất quy tắc
Cách chia thể ba trong tiếng nhật
Thể ba hay thể điều kiện ば trong tiếng Nhật được chia như sau :
động từ nhóm 1 : Chuyển cột u thành cột e + ba : かう → かえば. しぬ → しねば
động từ nhóm 2 : chuyển る thành れ:かえる → かえれば、おきる → おきれば
động từ nhóm 3 : する → すれば。くる → これば
Về cách dùng và chia chi tiết, các bạn xem thêm tại :
Cách dùng và cách chia động từ thể te
Cách dùng và cách chia động từ thể masu
Trên đây là Tổng hợp cách chia động từ tiếng Nhật. Mời các bạn xem các bài khác trong chuyên mục Từ vựng tiếng Nhật