Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật
Trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Nhật, có một câu 99% xuất hiện. Đó là câu “Hãy giới thiệu một chút về bản thân”. Câu hỏi nghe có vẻ rất đơn giản nhưng để trả lời thế nào cho tốt lại chẳng dễ dàng gì. Vậy theo các bạn nên giới thiệu thế nào cho ngắn gọn, đầy đủ mà lại ấn tượng nhất? Trong bài viết này, Tự học tiếng Nhật online xin chia sẻ với các bạn cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật.
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật :
Mục lục :
Các bạn hãy đặc biệt chú ý một điều tối quan trọng khi đi phỏng vấn đó là tính trung thực. Có không ít người nói dối khi trả lời phỏng vấn. Đặc biệt là về vấn đề chuyển việc hoặc là làm nhân viên tạm thời. Thường thì chúng ta trốn tránh nói đến lí do nhảy việc nên không có sự chuẩn bị và sinh ra trả lời bừa hay nói dối. Các bạn có thể nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ không biết điều đó nhưng đó là một sai lầm chí mạng khi không thành thực với họ.
Các bạn nên chú ý rằng họ đã phải có rất nhiều kinh nghiệm thì mới tiến đến được vị trí tuyển dụng đó. Đặc biệt là khi phỏng vấn ở công ty Nhật thì nói dối là điều tối kỵ. Vì thế nguyên tắc đầu tiên khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật là hãy thành thật.
Giới thiệu ngắn gọn
Khi bạn nghe thấy nhà tuyển dụng nói : 「それではまずはじめに簡単(かんたん)に自己紹介(じこしょうかい)をお願(ね)いします」thì đừng nói quá dài. Hãy trình bày thật ngắn gọn và đơn giản. Các bạn nên check lại thông tin và sơ yếu lí lịch của mình trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Hãy nhớ lấy những ý chính, những điểm nhấn mà các bạn cho rằng sẽ gây được ấn tượng tốt để khi bước vào phòng chỉ nói những điều đó và kết thúc phần giới thiệu. Một cuộc phỏng vấn muốn đạt kết quả hoàn hảo nhất thì phải suôn sẻ từ đầu tới cuối. Phần khởi đầu phải tốt thì mới có tâm thế sẵn sàng cho những phần sau được.
Nếu bạn nghe thấy nhà tuyển dụng nói : 「自己紹介を」có nghĩa là họ muốn bạn hạn chế phần giới thiệu bản thân mình một chút. Trong trường hợp đó, đừng quá phô trương, hãy tiết chế lại và biết cách PR cho bản thân một cách khéo léo nhất. Người càng khiêm tốn bao nhiêu thì càng dễ thành công bấy nhiêu, bởi vì biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng.
Đối với sinh viên năm cuối
Về phần nội dung, đầu tiên là giới thiệu tên mình. Các bạn hãy luôn nhớ rằng tên là thứ gần như có quyền lực mạnh nhất để nhà tuyển dụng nhớ đến bạn trong vô số những người khác. Đó gần như số hiệu đánh dấu mỗi người vì thế tên là thứ đầu tiên mà ta cần giới thiệu. Tiếp đến là sẽ đến tên trường đại học, cao đẳng, trường nghề hoặc cấp 3 bạn đã học. Thứ 3 là khoa mà các bạn học, chuyên ngành, các câu lạc bộ, hội thảo…
Thứ nữa là đến các kĩ năng đặc biệt hoặc sở thích. Nhưng các bạn hãy chú ý phần này không cần quá nhiều mà chỉ cần điểm qua những nội dung nổi bật nhất. Nhưng cũng đừng bỏ qua bởi vì có thể đây là phần bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì thế hãy thật chú ý khi nói đến phần này nhé nhưng cũng đừng bỏ qua nhé! Và một phần khá quan trọng và có thể khiến bạn rơi vào lúng túng nếu không trả lời cẩn thận đó là lí do mà bạn ứng tuyển. Đây là câu hỏi mà bạn có thể bị nhà tuyển dụng vặn vẹo, nên hãy chuẩn bị kĩ cho phần này nhé! Ngoài ra là một số phần khác các bạn có thể liệt kê nếu cần thiết.
Đối với người đi làm
Ngoài những mục đã giới thiệu ở trên, người đi làm cần giới thiệu kinh nghiệm làm việc của mình. Đây là điểm khác biệt của người đi làm. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị kỹ cho câu hỏi : tại sao bạn chuyển việc ? 😉
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật – Ví dụ tham khảo :
Trong trường hợp là sinh viên, thì thứ tự ưu tiên khi giới thiệu bản thân sẽ theo trình tự như sau. Bắt đầu vẫn là tên của bạn, thứ 2 là tên trường, tiếp đến là chuyên ngành hoặc điều mà bạn quan tâm… Tuy kĩ năng đặc biệt và sở thích không thật sự là cần thiết nhưng có một số trường hợp lại có thể gây ấn tượng tốt vì thế hãy chú ý đến nó.
Còn câu hỏi về lí do ứng tuyển thì có nhiều khả năng trong khi phỏng vấn người ta sẽ hỏi. Nếu thời lượng phần giới thiệu bản thân ngắn hãy giới thiệu một cách thật ngắn gọn. Ngoài ra vì là sinh viên nên có thể các bạn chưa trải nghiệm nhiều nên hãy hạn chế nói quá nhiều.
Ví dụ 1
Nguyễn Văn A là sinh viên trường đại học quốc gia Hà Nội. A có thể giới thiệu như sau :
“ハノイ国家大学(こっかだいがく)のNguyễn Văn A と申(もう)します。専攻(せんこう)は日本語学科(にほんごがっか)で、出身(しゅっしん)はハノイです。翻訳(ほんやく)には自信(じしん)があります。宜(よろ)しくお願(ね)いいたします”
Tên tôi là Nguyễn Văn A, tôi tới từ đại học Quốc Gia, chuyên nghành của tôi là tiếng Nhật. Tôi xuất thân tại Hà Nội. Tôi tự tin về khả năng dịch thuật. Rất mong nhận được sự giúp đỡ !
Ví dụ 2 :
Nguyễn Văn A là sinh viên đã tốt nghiệp đại học Ngoại Thương :
Nguyen Van Aともうします。貿易大学(ぼうえきだいがく)を2015年に卒業(そつぎょう)しました。専攻は貿易で、日本語(にほんご)を外国語(がいこくご)として勉強(べんきょう)しました。経験(けいけん)はまだないですが、日本の企業(きぎょう)にずっと大学生(だいがくせい)のころから働(はたら)きたいです。どうぞよろしくお願(ねがい)いいたします。
Tên tôi là Nguyên văn A. Tôi tốt nghiệp đại học Ngoại Thương năm 2015. Chuyên nghành của tôi là ngoại thương, tôi học ngoại ngữ tiếng Nhật. Tôi chưa có kinh nghiệm. Từ thời sinh viên tôi đã muốn làm trong 1 công ty của Nhật. Rất mong nhận được sự giúp đỡ !
1 Số từ vựng cần dùng khi Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật :
面接試験(めんせつしけん): cuộc phỏng vấn
新卒(しんそつ): tính thành thật
転職(てんしょく): sự chuyển việc
登録(とうじょう): đăng kí
面接官(めんせつかん): người phỏng vấn
述(の)べる: trình bày
氏名(しめい): họ tên
限定(げんてい): sự hạn chế
就活(しゅうかつ): tìm việc làm
専門学校名(せんもんがっこうめい): tên trường nghề
優先順位(ゆうせんじゅんい): thứ tự ưu tiên
専門(せんもん):chuyên môn
Trên đây là một số gợi ý về cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật và một số ví dụ điển hình.
Chúc các bạn phỏng vấn đạt kết quả cao !
Xem thêm : cách viết cv bằng tiếng Nhật
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong loạt bài viết về Phỏng vấn tiếng Nhật