Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật

Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật

Nhật Bản nổi tiếng với nhiều nghệ thuật dân gian truyền thống. Nghệ thuật dân gian thật ra bắt nguồn từ những nét sinh hoạt rất đời thường như nấu ăn, uống trà, gấp giấy… nhưng được người Nhật sáng tạo và nâng tầm lên thành một loại hình văn hoá độc đáo. Furoshiki – nghệ thuật gói quà kiểu Nhật cũng được phát triển theo con đường như thế. Trong bài viết này Tự học online xin giới thiệu tới các bạn về Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật.

Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật

Video Cách gói đồ Furoshiki :

 Furoshiki đã gắn bó với người Nhật thế nào?

Furoshiki (風呂敷) ra đời chính bởi lối sống cẩn thận, cần kiệm, chu đáo của người Nhật. Chữ Furoshiki được ghép từ Furo (nhà tắm) và shiki (trải). Thời xưa khi đi tắm người Nhật thường chuẩn bị sẵn một vuông vải, khi tắm xong họ ngồi lên tấm vải đó để lau người và thay quần áo, lát sau tấm vải sẽ được dùng để bọc đồ ướt mang về. Một số người tin rằng đó chính là nguồn gốc của cái tên Furoshiki.

Furoshiki nghe nói đã bắt đầu từ triều đại Nara và đi vào cuộc sống của người Nhật. Mới đầu chỉ là việc gói đồ đạc cho tiện vận chuyển và tận dụng những tấm vải sẵn có, về sau nó đã phát triển thành những lễ nghi, nguyên tắc gói quà trang trọng, thậm chí trở thành một phần trong văn hoá trang trí đối với người Nhật. Từng nổi tiếng với nghệ thuật gấp giấy tuyệt vời Origami, bàn tay của người Nhật đã biến tấm vải shiki bình thường trở nên khác biệt chỉ bằng những thao tác đơn giản mà khéo léo.

furoshiki goi vai

Không chỉ riêng người Nhật nghĩ ra việc dùng vải để gói đồ mà ngay cả Việt Nam cũng có tay nải, hay người Trung Quốc có “ruột tượng” nhưng chỉ riêng người Nhật là đã biến việc gói đồ trở thành một nghệ thuật thông qua vô số kiểu cách “thiên hình vạn trạng” để ứng dụng trong đủ mọi sinh hoạt của cuộc sống.

Giống như quy tắc sử dụng phong bì của người Nhật đã từng được đề cập trong bài viết trước, bản thân tấm shiki không còn đơn thuần là công cụ để gói bọc, mà nó là một phần của món quà, của thông điệp mà người gói đã gửi gắm vào. Người gói khi đứng trước một món đồ thì liền nghĩ đến việc chọn một tấm vải phù hợp về kích thước,màu sắc hay hoạ tiết. Trong quá trình gói họ chăm chút về kiểu dáng và cân bằng hài hoà giữa các yếu tố để tạo ra một gói đồ biểu đạt ý nghĩa của chính nó.

Cái hay nhất của Furoshiki là tính tiện dụng đa năng trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần có trong tay một tấm vải vuông là bạn có thể tuỳ ý sáng tạo ra các kiểu dáng gói đồ khác nhau chỉ đơn giản bằng việc gói và thắt nút. Và có thể dùng từ việc gói đồ để mang theo, bọc quà biếu tặng hay trang trí những món đồ cho nhà cửa thêm sinh động.

furoshiki goi qua 2Furoshiki đến ngày nay đã phát triển không ngừng và ngày càng mang tính ứng dụng cao. Người Nhật đã phát kiến ra hành trăm kiểu Furoshiki đa dạng phù hợp với từng món đồ chứa bên trong. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, góc văn hoá Nhật Bản sẽ giới thiệu đến bạn vài kiểu Furoshiki cơ bản mà bạn có thể thực hành ngay.

Một số kiểu Furoshiki cơ bản và hữu dụng:

Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật すいか包み (suika tsutsumi)

Kiểu Furoshika này gọi nôm na là gói bọc dưa, cách gói này phù hợp với những vật có hình tròn và rất tiện lợi là bạn vừa bọc được món quà rất khó gói, lại có thể làm thêm một chỗ tay cầm rất đẹp mắt và chắc chắn.

B1: Trải tấm shiki ra, cho đồ vật hình tròn cần gói vào giữa.

gói-dưa-suika-tsumi-furoshiki-1

B2: Buộc 2 đầu gần nhau của miếng vải lại, ta được 2 nút thắt

goi qua 1  B3: Luồn một nút thắt dưới nút còn lại, kéo nút thắt luồn dưới lên trên buộc thêm một nút nữa là bạn có thể làm thành một tay cầm xinh xắn. Hoặc nếu kỳ công hơn sau khi kéo nút thắt luồn ở dưới lên bạn xoắn nhẹ hai đầu dây lại trước khi buộc tay cầm nhìn sẽ gọn và đẹp hơn.

goi qua 1

 Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật 瓶二本包み (Bin nihon tsutsumi)

Trong tiếng Nhật có nghĩa là bọc hai chai lại. Bọc một chai thì đơn giản hơn nhiều rồi, nhưng hãy xem người Nhật gói hai cái chai trong khăn thế nào nhé. Cách gói này rất thích hợp khi bạn gói đồ hoặc quà tặng đựng trong chai như một cặp rượu chẳng hạn. Nhớ chuẩn bị một tấm vải vuông mà đường chéo lớn hơn nhiều so với chiều dài cả hai chai rươu.

B1: Trải tấm shiki ra và đặt 2 chai rượu vào chính giữa thành hàng dọc cách nhau 1 chút theo chiều chéo của miếng vải, hai đầu chai hướng ra ngoài.

 gói-2-chai-bin-nihong-furoshiki-1

B2: Gập chéo tấm vải lại phủ lên chai rồi lăn 2 cái chai cuốn tấm vải lại đến khi hết.

 goi qua 1

B3: Phần thừa của đoạn gập chéo khéo léo nhét vào khoảng vải trống giữa hai cái chai. Dựng chai lên và lèn chặt lại.

 goi qua 1

B4: Phần vải thừa ở hai đầu chai buộc lại thành một chiếc nút thắt xinh xắn.

 gói-2-chai-bin-nihong-furoshiki-7

 Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật : 四つ結び (Yotsu musubi)

Đây là kiểu gói những món đồ hình vuông cơ bản và đơn giản nhất, bốn đầu khăn được thắt lại như một hình hoa bốn cánh ở giữa của món đồ. Bạn có thể ứng dụng cách gói này để gói quà biếu, quà tặng rất đẹp và nhanh chóng

B1: Trải tấm shiki ra và cho món đồ có hình vuông hoặc hình chữ nhật vào giữa tấm vải. Nhớ là xếp cho góc của món đồ so le với tấm vải. (các góc của món đồ hướng vào các cạnh thẳng của tấm vải).

cách-gói-hộp-yottsu-musubi-furoshiki-1

B2: Thắt 2 đầu khăn đối diện của tấm vải lại sao cho ôm sát hộp quà. Thắt thêm một nút nữa bên trên và chỉnh hai đầu khăn xoè ra như hình hai chiếc lá.

cách-gói-hộp-yottsu-musubi-furoshiki-2

B3: Làm tương tự với hai đầu khăn còn lại

cách-gói-hộp-yottsu-musubi-furoshiki-3 cách-gói-hộp-yottsu-musubi-furoshiki-4

Lưu ý: Món đồ trông sẽ đẹp hơn nếu bạn sử dụng tấm vải mà 2 mặt có hoạ tiết hoặc màu sắc khác hẳn nhau. Khi thắt nút thì hướng mặt vải khác biệt lên trên làm nút thắt bốn cánh nổi bật trên nền vải bọc.

Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật : 二つ結び (Futatsu musubi)

Kiểu gói hai nút buộc thích hợp với những món đồ hình chữ nhật dài. Đặc trưng của kiểu gói này là có hai nút thắt xinh xắn ở hai phía theo chiều dài món đồ.

B1: Đặt vật cần gói vào chính giữa theo đường chéo tấm vải

goi qua 1

B2: Cầm lấy hai đầu góc đối diện của tấm vải ở phía ngang của món đồ. Kéo hai góc vải ôm sát vào món đồ sao cho hai đầu góc vắt qua nhau về hai hướng chéo nhau

goi qua 1

B3: Buộc một đầu vào góc vải đối diện ở chiều dọc chiếc hộp thành một nút thắt xinh xắn. Làm tương tự với đầu góc còn lại để miếng vải ôm vào đồ vật và có nút thắt nằm trên hai đầu.

futatsu-musubi-8

Ngày nay, khi ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nghiêm trọng toàn cầu, mà việc sử dụng túi đựng nilon bừa bãi chính là một yếu tố góp phần tạo ra nguồn rác thải khổng lồ thì việc áp dụng Furoshiki theo kiểu của Nhật Bản chính là một cách hay rất đáng để học tập. Hy vọng bài viết ” Furoshiki – nghệ thuật gói quà kiểu Nhật” đã mang lại cho bạn những điều thú vị và ngay bây giờ hãy thử sức sáng tạo của mình với Furoshiki xem sao.

Xem thêm : Người Nhật sử dụng mạng xã hội nào?

Trên đây là nội dung bài viết Nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật. Mời các bạn cùng xem các bài viết khác trong chuyên mục Văn Hoá Nhật Bản.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

 

Bình luận - góp ý

error: Alert: Content selection is disabled!!