Tự học tiếng Nhật online

Tự học tiếng Nhật online miễn phí !

Từ điển ngữ pháp tiếng Nhật

So sánh がち gachi và 気味 gimida

Chào các bạn! Giả sử có một tình huống như sau : bạn muốn xin phép được nghỉ hôm nay vì bản thân cảm thấy mệt, vậy bạn sẽ diễn tả cách nói “cảm thấy mệt” bằng 疲れ(がち)hay 気味? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn cách sử dụng がち và 気味, trong bài viết này, Tự học online sẽ giới thiệu tới các bạn bài viết : So sánh がち gachi và 気味 gimida

So sánh がち gachi và 気味 gimida

Điểm giống nhau

Cả hai mẫu ngữ pháp đều mang ý nghĩa “có trạng thái, tình trạng N”. Đều dùng kết hợp với danh từ.

Điểm khác nhau

がち gachi

がち mang nghĩa là “Trong tổng thể các trường hợp thì có phần trăm N nhiều hơn”, “có khuynh hướng N”, “thường xuyên N”. Thông thường sẽ diễn tả “khuynh hướng thông thường” của con người hay hành động.

Danh từ kết hợp với がち thường chỉ những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất mãn, không hài lòng,…

Ngoài ra, がち còn kết hợp được với những loại từ khác bằng cấu trúc 「NがちにB」, mang nghĩa là “làm B với khuynh hướng N”.

Ví dụ :

最近石田さんは授業をサボりがちだね。
Saikin Ishida san ha jugyou wo sabori gachi da ne.
Dạo gần đây Ishida hay trốn học nhỉ. (Phân tích : Ở đây là trạng thái thường xuyên diễn ra dạo này chứ không phải là trạng thái đột phát).

僕は必要より高いカロリの料理を食べ過ぎがちだ。
Boku ha hitsuyou yori takai karori no ryouri wo tabesugi gachi da.
Tôi có khuynh hướng hay ăn quá những đồ ăn nhiều calo hơn mức cần thiết.

この頃あの子は私のクラスで居眠りがちですね。
Kono  goro ano ko ha watashi no kurasu de inemuri gachi desu ne.
Dạo gần đây đứa bé đó hay ngủ gật trong lớp của tôi.

気味 gimi

気味 mang nghĩa là “có dáng vẻ N/ trong trạng thái N”. Thông thường sẽ được dùng để nói về trạng thái hiện tại của chủ thể.

Danh từ kết hợp với 気味  thường chỉ những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất mãn, không hài lòng,…

Ví dụ :

俺は今日、何となく疲れ気味だ。
Ore ha kyou, nantonaku tsukare gimi da.
Tôi hôm nay không hiểu sao thấy mệt. (Phân tích : Ở đây “mệt” là trạng thái diễn ra ngay tại hiện tại chứ không phải hôm nào cũng vậy.)

君の取った食べ物は栄養不バランス気味だ。
Kimi no totta tabemono ha eiyou fubaransu gimi da.
Đồ ăn cậu ăn không cân bằng dinh dưỡng lắm.

A「中村君、君の顔色が悪いですね。どうしたの?」
B「ちょっと風邪気味だ…。」
A : “Nakamura kun, kimi no kaoiro ga warui desu ne. Doushitano?”
B : “Chotto kaze gimi da…”

Bài tập củng cố kiến thức :

Hãy chọn đáp án đúng :

あの国の人口は10年間を経って増加(ぞうか)(がち・気味)です。

[dapan] あの国の人口は10年間を経って増加(ぞうか)気味です : Dân số nước đó trải qua mười năm thì có trạng thái tăng lên (không phải là thỉnh thoảng tăng lên). [/dapan]

始めて専門家(せんもんか)の前に自分で研究(けんきゅう)した結果を公表するのは、私はちょっと緊張(きんちょう)(がち・気味)です。

[dapan] 始めて専門家(せんもんか)の前に自分で研究(けんきゅう)した結果を公表するのに、私はちょっと緊張(きんちょう)気味です。 : Vì là lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu của bản thân cho các nhà chuyên môn nên tôi có chút trạng thái căng thẳng (đây là tâm trạng căng thẳng ở hiện tại chứ không phải thường xuyên xảy ra).[/dapan]

最近田中課長は会社の方針(ほうしん)に違う命令(めいれい)を出し(がち・気味)だ。

[dapan] 最近田中課長は会社の方針(ほうしん)に違う命令(めいれい)を出しがちだ。 : Dạo gần đây trưởng phòng Tanaka có khuynh hướng đưa ra các mệnh lệnh đi ngược lại với phương châm của công ty (đây là tình huống thường xuyên và có khuynh hướng xảy ra chứ không phải việc đột nhiên xảy ra hôm nay). [/dapan]

彼はこの頃出世(しゅっせ)して毎日忙しくて運動不足(がち・気味)だ。

[dapan] 彼はこの頃出世(しゅっせ)して毎日忙しくて運動不足気味だ。 : Anh ta dạo này thăng tiến, mỗi ngày đều bận rộn nên rơi vào trạng thái thiếu vận động (trạng thái là trạng thái hiện tại diễn ra chứ không phải có khuynh hướng hay thường xuyên xảy ra). [/dapan]

父は年を取って、周りの人の名前を忘れ(がち・気味)なので、家族全員はとても心配です。

[dapan] 父は年を取って、周りの人の名前を忘れがちなので、家族全員はとても心配です。 : Bố tôi tăng tuổi, thường có khuynh hướng không nhớ tên những người xung quanh mình nên cả gia đình tôi rất lo lắng (đây là khuynh hướng xảy ra liên tục chứ không phải ngay hiện tại). [/dapan]

お前は何がいいと思ったらすぐにすると決心したのに途中(とちゅう)であきらめ(がち・気味)だ。

[dapan] お前は何がいいと思ったらすぐにすると決心したのに途中(とちゅう)であきらめがちだ。 : Cậu mỗi khi thấy cái gì hay là quyết tâm làm ngay nhưng lại có khuynh hướng bỏ dở giữa chừng lắng (đây là khuynh hướng xảy ra liên tục chứ không phải ngay hiện tại) . [/dapan]

Như vậy là trong bài viết này, Tự học online đã giúp các bạn So sánh がち gachi và 気味だ gimida.

Mời các bạn cùng theo dõi các bài viết tương tự trong nhóm bài : so sánh ngữ pháp tiếng Nhật. Hoặc nhấn vào biểu tượng chuông đỏ để đăng ký nhận thông báo có bài viết mới.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *