Cách xưng hô trong tiếng Nhật
Cách xưng hô trong tiếng Nhật thực chất không khó, có điều giống như tiếng Việt, người Nhật cũng phân chia thành các cách xưng hô khác nhau khi gặp những đối tượng và hoàn cảnh khác nhau. Nếu so sánh về cách xưng hô trong tiếng Việt với cách xưng hô trong tiếng Nhật thì cách xưng hô trong tiếng Nhật giao tiếp có phần dễ hơn 🙂 Ví dụ khi gọi một người trong họ, người Việt chia ra đủ kiểu : chú, cậu, bác (người Nhật gọi chung là : おじさん), hoặc mợ, cô, bác(người Nhật gọi chung là : おばさん).
Cách xưng hô trong tiếng Nhật dễ hơn tiếng Việt thì dễ hơn thật, nhưng bởi nó cũng chia ra rất nhiều trường hợp, nên để ghi nhớ và sử dụng thành thạo cũng mất khá nhiều thời gian. Làm sao để nhớ được hết các cách xưng hô trong tiếng Nhật? đó là câu hỏi mà Tự học tiếng Nhật online đã đặt ra và sẽ đưa ra 1 phương án trả lời trong bài viết này.
Nếu liệt kê tất cả các cách xưng hô trong tiếng Nhật, rồi ngồi học list đó thì thực sự rất khó học. Để thuận tiện cho các bạn trong việc tự học tiếng Nhật, Tự học tiếng Nhật online xin đưa ra các tình huống thông dụng cho dễ nhớ, các bạn hãy đặt mình vào tình huống đó để nhớ, các bạn sẽ nhớ nhanh thôi 🙂
Cách xưng hô trong các tình huống giao tiếp :
Mục lục :
- 1 Cách xưng hô trong các tình huống giao tiếp :
- 1.1 Cách xưng hô trong gia đình Nhật :
- 1.2 Cách xưng hô của học sinh Nhật trong trường học :
- 1.3 Cách xưng hô của người Nhật trong công ty Nhật
- 1.4 Cách xưng hô của người Nhật trong giao tiếp xã giao :
- 1.5 Cách gọi người yêu trong tiếng nhật :
- 1.6 1 số lưu ý :
- 1.7 1 số cách xưng hô trong tiếng Nhật ít gặp :
- 1.8 Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật
- 1.9 Một số câu hỏi của độc giả về cách xưng hô trong tiếng Nhật
Cách xưng hô trong gia đình Nhật :
Ngôi thứ 1 :
boku : tôi, dùng cho con trai, mấy cậu nhóc trong nhà thì hay dùng cách này, còn ông bố thì ít khi dùng.
ore : tao Dùng cả nam lẫn nữ, nhiều ông bố cũng xưng là ore với vợ hoặc con cái, các này khá suồng sã, nên cũng có gia đình không dùng.
watashi : tôi. Dùng chung cho cả nam và nữ.
otousan : bố, okaasan : mẹ. Đôi lúc bố hoặc mẹ dùng otousan và okaasan để chỉ bản thân mình. Ví dụ : okaasan to asobini ikanai ? đi chơi với mẹ không?
Ngôi thứ 2 :
mấy đứa em : gọi tên chúng hoặc tên + kun (với em trai) hoặc chan (với em gái và cả e trai). Ví dụ : maruko, hoặc marakochan. Xem thêm : em gái tiếng Nhật là gì?
Chị : neesan/ oneesan/ oneue (cách này ít dùng hơn) – Có thể thay san = chan.
Anh : niisan/ oniisan/ oniue – Có thể thay san = chan
Bố : tousan/ otousan/ papa/ chichioya jiji (ông già) – Có thể thay san = chan
Mẹ : kaasan/ okaasan/ hahaoya / mama – Có thể thay san = chan
Ông (nội, ngoại) : jiisan, ojiisan – Có thể thay san = chan
Bà (nội, ngoại) : baasan, obaasan – Có thể thay san = chan
Cô, Gì, Bác (gái) : basan, obasan – Có thể thay san = chan
Chú, cậu, bác (trai) : jisan, ojisan – Có thể thay san = chan
omae : mày (anh em gọi nhau, bố gọi các con hoặc vợ)
Ngôi thứ 3 :
dùng như ngôi thứ 2
Tham khảo thêm : Cách xưng hô với bố mẹ người yêu , tiếng Nhật chủ đề gia đình
Cách xưng hô của học sinh Nhật trong trường học :
Bạn bè với nhau :
Ngôi thứ 1 : watashi/boku hoặc xưng tên của mình (thường con gái). ore (tao)
Ngôi thứ 2 : gọi tên riêng/ tên + chan, kun (bạn trai), kun. kimi (đằng ấy, cậu : dùng trong thường hợp thân thiết Omae (mày), Tên + senpai (gọi các anh chị khoá trước).”
Với thầy cô :
Trò với thầy :
Ngôi thứ 1 : watashi/ boku (tôi dùng cho con trai khi rất thân)
Ngôi thứ 2 : Sensei/ tên giáo viên + sensei/ senseigata : các thầy cô. Hiệu trưởng : kouchou sensei.
Thầy với trò
Ngôi thứ 1 : sensei (thầy)/ boku (thầy giáo thân thiết)/ watashi
Ngôi thứ 2 : tên/tên + kun/ tên + chan/ kimi/ omae
Cách xưng hô của người Nhật trong công ty Nhật
Ngôi thứ 1 :
watashi/ boku/ ore (dùng với người cùng cấp hoặc dưới cấp)
Ngôi thứ 2 :
Tên (dùng với cấp dưới hoặc cùng cấp).
tên + san (dùng với cấp trên hoặc senpai).
Tên + chức vụ (dùng với người trên : tanaka buchou : trường phòng Tanaka).
Chức vụ : buchou (trường phòng), shachou (giám đốc).
Tên + senpai (dùng gọi senpai – người vào công ty trước).
Omae : mày (dùng với đồng cấp hoặc cấp dưới).
Kimi (cô, cậu : dùng với đồng cấp hoặc cấp dưới).
xem thêm : những câu tiếng Nhật giao tiếp dùng khi gọi điện
Cách xưng hô của người Nhật trong giao tiếp xã giao :
Ngôi thứ 1 : watashi/ boku/ ore (tao : suồng sã, dễ cãi nhau)/atashi (thường dùng cho con gái, dùng cho tình huống thân mật, điệu hơn watashi :D)
Ngôi thứ 2 : Tên + san/ tên + chức vụ/ omae (mày : suồng sã, dễ cãi nhau), temae (tên này -> dễ đánh nhau :D), aniki (đại ca, dùng trong băng nhóm hoặc có thể dùng với ý trêu đùa), aneki (chị cả, dùng giống như aniki)
Cách gọi người yêu trong tiếng nhật :
Có 3 cách xưng hô với người yêu trong tiếng nhật phổ biến mà các cặp đôi có thể dùng để xưng hô với nhau :
Tên gọi + chan/kun : phổ biến ở cặp đôi trong độ tuổi khoảng 20
Gọi bằng nickname (cặp đôi trong độ tuổi khoảng 30, nhưng ít hơn cách trên)
Gọi bằng tên (không kèm theo chan/kun) : phổ biến ở độ tuổi khoảng 40
Gọi bằng tên + san : phổ biến ở độ tuổi 40 nhưng ít hơn cách trên
Ngoài ra, khi yêu nhau các bạn trẻ thương gọi người yêu là omae, tự xưng mình là ore mà không hề có nghĩa thô tục. Các bạn có thể tham khảo thêm các cách xưng hô này trong bài : Bảng xếp hạng các cách nói anh yêu em tiếng Nhật dễ thương nhất hoặc tổng hợp các cách xưng hô với người yêu trong tiếng Nhật
1 số lưu ý :
Ngôi thứ 3 :
Tên + san/kun/chan/ chức vụ (khi nói về 1 người trong cty mình với công ty khác thì chỉ dùng tên)/sama (ngài : dùng cho cả nam và nữ trong tình huống trang trọng, lịch sự, thể hiện sự tôn trọng).
Khi nói về người thân thì dùng haha (mẹ tôi), chichi (bố tôi), ani (anh tôi), ane (chị gái tôi), imouto (em gái tôi) ototo (em trai tôi).
Trong kính ngữ và khiêm nhường ngữ, có 1 số sự khác biệt nhất định. Tham khảo : các xưng hô trong kính ngữ và khiêm nhường ngữ
1 số cách xưng hô trong tiếng Nhật ít gặp :
Ngoài các cách xưng hô trên, thì trong manga của Nhật hoặc trong các bộ phim truyền hình Nhật, chúng ta có thể gặp 1 số cách xưng hô như sau :
Tên + chi/ chin : đây là cách nói điệu của chan.
Tên + dono : Ngài, đại nhân. Đây là cách nói cổ của quan lại và bề tôi ngày xưa.
sessha : Tại hạ
kyakka : các hạ.
Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật
Khi nói về các cách xưng hô trong tiếng nhật, chúng ta không nên bỏ qua các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật. Trong tiếng Nhật có các đại từ nhân xưng sau :
Đại từ nhân xưng ngôi thứ 1 :
私 (watashi/watakushi) : tôi, chúng tôi. 僕 (boku) . 俺 (ore) : tao. 我々 (ware ware) : chúng ta.
Đại từ nhân xưng ngôi số 2 :
あなた (anata) : anh/chị/bạn. お前 (omae) : mày. 君 (kimi) : kimi
Đại từ nhân xưng ngôi số 3
彼女 (kanojo) : cô ấy. 彼(kare): chị ấy. あいつ (aitsu) : hắn. それ (sore) : cái đó (gần người nghe, xa người nói). あれ (are) : cái đó (xa cả người nói và người nghe.
Để thành lập đại từ nhân xưng số nhiều trong tiếng Nhật chúng ta thêm たち (tachi) vào phía sau các đại từ nhân xưng phía trên. Ví dụ : 私たち (watashitachi) : chúng tôi . 僕たち (bokutachi) : bọn tôi, bọn tao. 俺たち (ore tachi) : bọn tao . 君たち (kimi tachi) : các bạn. あなたたち (anata tachi) : các bạn.
Một số câu hỏi của độc giả về cách xưng hô trong tiếng Nhật
em trai tiếng nhật là gì?
em trai tiếng Nhật là 弟 (otouto) và 弟さん (otoutosan). 弟 (otouto) dùng để nói về em trai mình. Ví dụ : 弟は6さいです (otouto ha roku sai desu) : em trai tôi 6 tuổi. 弟さん (otoutosan) dùng để nói về em trai người khác, ví dụ 弟さんはなんさいですか (otouto san ha nansai desuka) : em trai bạn bao nhiêu tuổi? Khi gọi em trai thì người Nhật thường gọi tên + kun hoặc gọi tên không. Ví dụ ゆきおくん (yukio kun) hoặc ゆきお (yukio)
anh trai trong tiếng nhật là gì?
anh trai tiếng Nhật là 兄 (ani) và お兄さん (oniisan). 兄 (ani) dùng để nói về anh trai mình. Ví dụ : 弟は大学生です (ani ha daigakusei desu) : anh trai tôi là sinh viên đại học. お兄さん (oniisan) dùng để nói về anh trai người khác, ví dụ 兄さんは大学生ですか (oniisan ha daigakusei desuka) : anh trai bạn là sinh viên đại học à? Khi gọi anh trai thì người Nhật thường gọi : お兄さん (oniisan) hoặc お兄ちゃん (oniichan).
chị gái tiếng nhật là gì?
Tương tự với nghĩa anh trai, em trai ở trên, khi nói về chị gái mình, người Nhật sẽ dùng từ 姉 (ane), khi nói về chị gái người khác người Nhật dùng từ お姉さん (oneesan). Khi gọi chị gái, người Nhật sẽ gọi お姉さん oneesan hoặc お姉ちゃん oneechan. Cách gọi này cũng dùng được với người không phải là chị ruột, nhưng trong quan hệ xã hội là chị. Ví dụ : khi đi đường thấy 1 chị đánh rơi đồ, chúng ta gọi chị ơi chị ơi… người Nhật sẽ dùng từ お姉さん oneesan hoặc お姉ちゃん oneechan trong trường hợp này
Chồng tiếng nhật là gì?
Khi nói về chồng mình trong tiếng Nhật, chúng ta dùng từ : 夫 (otto). Ví dụ 夫は会社員です (otto ha kaishain desu) : chồng tôi là nhân viên công ty. Khi nói về chồng người khác, chúng ta dùng từ : ご主人 (go shujin) hoặc 旦那さん (dannasan). Người Việt có thể gọi chồng ơi, nhưng người Nhật không dùng từ chồng ở trên, mà hay gọi : あなた (anata).
vợ tiếng nhật là gì?
Khi nói về vợ mình, người Nhật dùng từ 妻 (tuma). Khi nói về vợ người khác, người Nhật dùng từ 奥さん (okusan). Khi gọi vợ ơi, người Nhật thường gọi anata
mẹ trong tiếng nhật là gì?
Khi nói về mẹ mình, người Nhật sẽ nói 母 (haha). Khi nói về mẹ người khác, người Nhật sẽ nói お母さん (okaasan). Khi gọi mẹ ơi ! người Nhật sẽ gọi お母さん (okaasan) hoặc お母ちゃん (okaachan).
Cách dùng san trong tiếng Nhật?
San thường được thêm vào phía sau tên gọi, dùng để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với đối phương. Ví dụ Lan san : chị Lan, cô Lan, bác Lan. Từ san sẽ dùng chung thể hiện quan hệ xã hội trong tiếng Việt như : ông, anh, chị, chú bác…
Người Nhật không sử dụng từ san trong các mối quan hệ bạn bè thân thiết. Khi đó họ gọi trống không tên. Dùng san trong các tình huống đó cho thấy giữa 2 bên không thật sự thân thiết, vẫn có khoảng cách.
San cũng được thêm vào vào tên của một số nghề nghiệp để chỉ người làm nghề đó. Ví dụ : 運転さん (untensan) : bác lái xe, 看護婦さん (kangofusan) : cô y tá….
@ tiếng nhật đọc là gì
@ (a còng) trong tiếng Nhật đọc là アットマーク (atto ma-ku)
dono là gì? dono nghĩa là gì?
Dono là cách xưng hô thể hiện sự tôn kính cao trong tiếng Nhật. Cách gọi này thường được thêm vào tên hoặc chức vụ của một người để thể hiện sự tôn trọng đối với người đó. Ví dụ : タン殿 (tan dono) : Ngài Tân
Chồng yêu tiếng nhật là gì?
Thông thường khi gọi chồng với sự yêu thương, người Nhật sẽ dùng từ anata kèm với giọng điệu trìu mến.
Thầy trong tiếng nhật là gì?
Thông thường khi gọi thầy giáo, cô giáo, người Nhật sẽ thêm chữ sensei vào phía sau tên người đó. Ví dụ An sensei. Đôi khi sensei được viết tắt thành ss
bố mẹ trong tiếng nhật?
Khi nói về bố mẹ mình người Nhật dùng từ 親 (oya). Khi nói về bố mẹ người khác, người Nhật sẽ dùng từ 両親 (ryoushin).
bạn thân trong tiếng nhật?
Bạn thân trong tiếng Nhật là 親友 (shinyuu). Ví dụ : Bạn thân tôi đang ở Nhật : shinyuu ha nihon ni iru.
Trên đây là nội dung tổng hợp các cách xưng hô trong tiếng Nhật. Tự học tiếng Nhật online hi vọng bài tổng hợp trên sẽ giúp các bạn nắm được cách xưng hô trong tiếng Nhật trong các tình huống thông dụng. Nếu có chỗ khó hiểu, sai xót hoặc cần bổ sung, các bạn vui lòng comment bên dưới nhé !
Chúc các bạn học tiếng Nhật online hiệu quả ! và đừng bỏ qua các bài viết tương tự khác trong chuyên mục : Tiếng Nhật giao tiếp
Cho em hỏi khi xưng hô với người nổi tiếng, thần tượng thì thế nào ạ
Em thấy có nhiều người lần đầu đã xưng hô với thần tượng là tên+kun
Như thế có mất lịch sự không ạ
Với khi xưng hô với người nổi tiếng bằng và lớn hơn tuổi như nào ạ
thường người Nhật hay gọi tên + sama (kể cả ít tuổi hơn), nhưng bạn gọi tên + san cũng dc 😀
Vậy khi mình gọi chồng mình lớn hơn rất nhiều tuổi thì thêm *tên chồng * – chan được đúng ko ạ?
kể ra thì cũng được, nhưng nên thêm san thì nhu mì hơn, giống kiểu shizuka gọi nobitasan ý 😀
Nếu gọi đối tác lịch sự thì tiếng Việt có: thưa cô, thưa bà, thưa ông, thưa ngài, TN có không vậy ạ. Mình biết mỗi thứ cô: お嬢さん
tiếng Nhật thì gọi tên + sama bạn nhé. Thân quen rồi thì san cũng oki
Xin lỗi, cho mình hỏi là…………Ăn chay và Ăn mặn thì tiếng Nhật gọi là gì nè, hả bạn? Hi hi
mình thấy người Nhật nói người ăn chay là ベジタリアン thôi bạn ạ. Phật Giáo Nhật cũng ko ăn chay nên mình ko thấy có phân biệt ăn chay ăn mặn. Mình ăn chay bên Nhật mấy năm cũng ko thấy họ dùng từ ăn mặn bao giờ. mình có thấy họ dùng thêm từ 菜食 (saishoku) nữa thôi
Vậy tại sao bạn kg hỏi người Nhật về từ ngữ Ăn mặn thì nói như thế nào nè, hả bạn? Hu hu
Ở Việt Nam thì người Việt Nam thường dùng cho những Phật tử ăn chay và người ngoài đời ăn mặn nè? Hi hi? Mình nghĩ là…….mỗi nước ngoài điều sử dụng từ ngữ Ăn chay và Ăn mặn cả? Chắc bạn kg biết rõ về người Nhật sử dụng từ ngữ Ăn mặn như thế nào? Cho nên mình nghĩ là……….Bạn hãy thử hỏi người Nhật sử dụng từ ngữ Ăn mặn như thế nào nhé, hả bạn? Hu hu
bạn thử hỏi người Nhật bạn biết xem 🙂 Hiện tại mình ko ở Nhật nên cũng khó hỏi cái này 😀